TIN TỨC

Công ty Cổ phần Thiết kế công nghiệp hóa chất: Góp phần vì màu xanh cho ngành Công Thương Việt Nam

 

Công ty CP Thiết kế Công nghiệp Hoá chất: Cần ưu tiên phát triển khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

Việt Nam là một trong những quốc gia đạt được nhiều thành quả trong quá trình phát triển bền vững. Tuy nhiên, nước ta lại đang phải đối mặt với lượng chất thải phát sinh ngày càng lớn, trong khi nguồn nguyên liệu thô, hóa thạch ngày càng cạn kiệt. Bên cạnh đó, các công nghệ còn lạc hậu, lỗi thời, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thiếu nguồn lực đầu tư cho công nghệ tái chế. Đặc biệt, trình độ công nghệ, thiết bị của nhiều lĩnh vực công nghiệp còn nhiều điểm chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn, thiếu ổn định chính là những vấn đề cần sớm được tháo gỡ. Do đó, việc nhận diện, xác định các thách thức, vấn đề về môi trường cũng như tìm ra các giải pháp trong giai đoạn tới là hết sức cần thiết để gắn phát triển kinh tế, xã hội với công tác bảo vệ môi trường; phát triển bền vững.

CECO đang tiếp tục nghiên cứu để từ Gyps có thể đưa ra chuỗi sản phẩm có giá trị đem lại hiệu quả kinh tế cho các nhà máy sản xuất phân bón DAP
CECO đang tiếp tục nghiên cứu để từ Gyps có thể đưa ra chuỗi sản phẩm có giá trị đem lại hiệu quả kinh tế cho các nhà máy sản xuất phân bón DAP

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, ngành Công Thương với nhiều lĩnh vực công nghiệp đặc thù như than, khoáng sản, hóa chất… với sự đồng lòng tham gia của cả hệ thống chính trị, các đơn vị sản xuất cho đến từng cá nhân luôn ý thức, gắn bó chặt chẽ với nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên xanh hóa sản xuất và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, tăng cường khả năng tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải kết hợp thu hồi năng lượng. Đồng thời, toàn ngành đã nỗ lực trong việc xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường thông qua những đề xuất đã được Chính phủ ban hành như: Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo, Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn.

Là đơn vị tư vấn hàng đầu trong ngành công nghiệp (hóa chất, hóa dầu), với hơn 50 năm kinh nghiệm, Công ty Cổ phần Thiết kế công nghiệp hóa chất (CECO) hiểu rõ hơn những kinh nghiệm cũng như những bất cập, vướng mắc từ khâu chuẩn bị đầu tư thực hiện dự án cho đến quá trình triển khai vận hành sản xuất, đã đồng hành cùng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) xây dựng các Quy hoạch liên quan đến ngành hóa chất; xây dựng Chiến lược phát triển Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) và tập hợp để đề xuất ý kiến gửi tới các bộ, ngành trong các buổi tọa đàm hiệu chỉnh sửa đổi bổ sung Luật Xây dựng, Luật Hóa chất cho phù hợp với các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật, qua đó góp phần xây dựng một hệ thống pháp luật minh bạch, hiệu quả và khả thi. Đồng thời, góp phần xây dựng chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm, khắc phục suy thoái, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, nâng cao chất lượng môi trường đối với lĩnh vực hóa chất.

Gyps – nguồn tài nguyênquan trọng

Hiện nay, một trong những vấn đề mà ngành Công Thương đang phải đối mặt chính là lượng chất thải phát sinh ngày càng lớn trong khi nguồn nguyên liệu thô ngày càng cạn kiệt. Hàng năm, chất thải công nghiệp như tro xỉ nhiệt điện, xỉ thép, bãi thải Gyps từ sản xuất phân bón DAP lên tới 16 triệu tấn. Lượng chất thải này chưa được tận dụng triệt để để làm đầu vào cho các ngành sản xuất khác, trong khi Việt Nam đang phải nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.

Như vậy, bên cạnh những thách thức ngành Công Thương cũng đang có cơ hội, tiềm năng lớn trong việc tái chế, thu hồi nguyên liệu và sản xuất năng lượng từ chất thải, đặc biệt là chất thải Gyps. Trên thực tế, việc sử dụng hiệu quả nguồn bãi thải Gyps làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất khác đang là vấn đề cấp bách và cần thiết đối với các nhà máy sản xuất DAP, bởi nó không chỉ giải quyết được bài toán về môi trường, diện tích khu vực chứa bãi thải mà còn chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất khác.

CECO chủ động xây dựng các chương trình phát triển đề tài khoa học công nghệ đảm bảo an toàn môi trường tại các nhà máy sản xuất phân bón, hóa chất, góp phần tạo môi trường công nghiệp theo hướng xanh – sạch
CECO chủ động xây dựng các chương trình phát triển đề tài khoa học công nghệ đảm bảo an toàn môi trường tại các nhà máy sản xuất phân bón, hóa chất, góp phần tạo môi trường công nghiệp theo hướng xanh – sạch

Với vai trò là đơn vị tư vấn lập dự án và tổng thầu EPC, CECO đã có cơ hội tham gia ngay từ giai đoạn đầu của các dự án đến tư vấn thay đổi cải tiến trong quá trình vận hành cho các nhà máy sản xuất phân bón nói chung cũng như nhà máy sản xuất phân bón DAP nói riêng. Nhận thức được Gyps chính là nguồn tài nguyên mà chưa khai thác để biến thành sản phẩm có giá trị kinh tế, CECO cũng rất trăn trở và luôn tìm tòi hướng đi để giải quyết vấn đề này.

Sau quá trình nghiên cứu tại xưởng thực nghiệm của công ty tại Xuân Phương, các kết quả đã cho thấy tín hiệu khả thi của việc sử dụng chất thải Gyps để sản xuất Sunphat Amon (SA), một loại phân bón được sử dụng phổ biến trong ngành Nông nghiệp Việt Nam.

Hiện nay, do trong nước chưa sản xuất được nên ngành Công Thương vẫn phải nhập khẩu 100% lượng SA từ nước ngoài với sản lượng trung bình hàng năm khoảng từ 1,2 – 1,5 triệu tấn để đáp ứng cho các nhu cầu tiêu thụ trong nước. Sản phẩm này có thể được sử dụng trực tiếp hoặc được sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất phân bón hỗn hợp NPK. Giá sản phẩm SA phụ thuộc vào tình hình biến động giá của thị trường thế giới. Do vậy, nếu SA được sản suất trong nước thì sẽ giảm đáng kể sự phụ thuộc của sản xuất phân bón vào thị trường SA nước ngoài, góp phần bình ổn thị trường phân bón trong nước.

Tuy nhiên, đối với bất cứ một nghiên cứu mới nào, bên cạnh việc hướng đến các kết quả về mặt khoa học thì việc đánh giá hiệu quả kinh tế khi đưa vào thực tiễn cũng luôn được CECO chú trọng. Các nghiên cứu cho thấy nếu chỉ dừng lại ở việc sản xuất SA thì hướng nghiên cứu này chỉ giải quyết được bài toán về môi trường nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Kế thừa các kết quả nghiên cứu trong nước và trên thế giới, CECO đang tiếp tục nghiên cứu để từ Gyps có thể đưa ra chuỗi sản phẩm có giá trị đem lại hiệu quả kinh tế cho các nhà máy sản xuất phân bón DAP hoặc cho các doanh nghiệp, những đơn vị dũng cảm đầu tư các dự án xử lý chất thải Gyps này.

Sự thành công của hướng nghiên cứu này sẽ song song giải quyết bài toán môi trường và kinh tế nhằm đạt mục tiêu “xanh hóa” các nhà máy sản xuất phân bón DAP: Không còn chất thải Gyps, thêm sản phẩm mới, tiến tới hạ giá thành sản phẩm và có thể cạnh tranh, đánh bật được các sản phẩm phân bón giả, chất lượng thấp đang len lỏi trên các đồng ruộng gây bạc màu, trả lại môi trường xanh cho thành phố du lịch Hải phòng, Lào Cai. Tuy nhiên, để ý tưởng này được đưa vào thực tế rất cần sự quan tâm đầu tư của ngành Công Thương cũng như các nguồn tài chính khác của doanh nghiệp và xã hội.

Hy vọng trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên, bảo đảm an ninh sinh thái, an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực và an ninh năng lượng.

Từ năm 2010 đến nay, CECO đã thực hiện 70 nhiệm vụ nghiên cứu khoa học kỹ thuật các cấp, về nghiên cứu công nghệ sản xuất, nội địa hoá máy móc, thiết bị, cũng như xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, quản lý chất thải nguy hại và các đề tài về các chuẩn hóa dữ liệu thiết kế. Đa phần các kết quả nghiên cứu này đã được các cơ sở nghiên cứu, doanh nghiệp tiếp cận và ứng dụng đáp ứng các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, cũng như đã được áp dụng hiệu quả trong công tác thiết kế và triển khai thi công xây lắp tại các dự án của CECO.

                                                                                                                            Nguồn tin: Công Thương 

Công ty CP Thiết kế Công nghiệp Hoá chất: Cần ưu tiên phát triển khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

Việt Nam là một trong những quốc gia đạt được nhiều thành quả trong quá trình phát triển bền vững. Tuy nhiên, nước ta lại đang phải đối mặt với lượng chất thải phát sinh ngày càng lớn, trong khi nguồn nguyên liệu thô, hóa thạch ngày càng cạn kiệt. Bên cạnh đó, các công nghệ còn lạc hậu, lỗi thời, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thiếu nguồn lực đầu tư cho công nghệ tái chế. Đặc biệt, trình độ công nghệ, thiết bị của nhiều lĩnh vực công nghiệp còn nhiều điểm chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn, thiếu ổn định chính là những vấn đề cần sớm được tháo gỡ. Do đó, việc nhận diện, xác định các thách thức, vấn đề về môi trường cũng như tìm ra các giải pháp trong giai đoạn tới là hết sức cần thiết để gắn phát triển kinh tế, xã hội với công tác bảo vệ môi trường; phát triển bền vững.

CECO đang tiếp tục nghiên cứu để từ Gyps có thể đưa ra chuỗi sản phẩm có giá trị đem lại hiệu quả kinh tế cho các nhà máy sản xuất phân bón DAP
CECO đang tiếp tục nghiên cứu để từ Gyps có thể đưa ra chuỗi sản phẩm có giá trị đem lại hiệu quả kinh tế cho các nhà máy sản xuất phân bón DAP

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, ngành Công Thương với nhiều lĩnh vực công nghiệp đặc thù như than, khoáng sản, hóa chất… với sự đồng lòng tham gia của cả hệ thống chính trị, các đơn vị sản xuất cho đến từng cá nhân luôn ý thức, gắn bó chặt chẽ với nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên xanh hóa sản xuất và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, tăng cường khả năng tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải kết hợp thu hồi năng lượng. Đồng thời, toàn ngành đã nỗ lực trong việc xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường thông qua những đề xuất đã được Chính phủ ban hành như: Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo, Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn.

Là đơn vị tư vấn hàng đầu trong ngành công nghiệp (hóa chất, hóa dầu), với hơn 50 năm kinh nghiệm, Công ty Cổ phần Thiết kế công nghiệp hóa chất (CECO) hiểu rõ hơn những kinh nghiệm cũng như những bất cập, vướng mắc từ khâu chuẩn bị đầu tư thực hiện dự án cho đến quá trình triển khai vận hành sản xuất, đã đồng hành cùng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) xây dựng các Quy hoạch liên quan đến ngành hóa chất; xây dựng Chiến lược phát triển Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) và tập hợp để đề xuất ý kiến gửi tới các bộ, ngành trong các buổi tọa đàm hiệu chỉnh sửa đổi bổ sung Luật Xây dựng, Luật Hóa chất cho phù hợp với các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật, qua đó góp phần xây dựng một hệ thống pháp luật minh bạch, hiệu quả và khả thi. Đồng thời, góp phần xây dựng chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm, khắc phục suy thoái, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, nâng cao chất lượng môi trường đối với lĩnh vực hóa chất.

Gyps – nguồn tài nguyênquan trọng

Hiện nay, một trong những vấn đề mà ngành Công Thương đang phải đối mặt chính là lượng chất thải phát sinh ngày càng lớn trong khi nguồn nguyên liệu thô ngày càng cạn kiệt. Hàng năm, chất thải công nghiệp như tro xỉ nhiệt điện, xỉ thép, bãi thải Gyps từ sản xuất phân bón DAP lên tới 16 triệu tấn. Lượng chất thải này chưa được tận dụng triệt để để làm đầu vào cho các ngành sản xuất khác, trong khi Việt Nam đang phải nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.

Như vậy, bên cạnh những thách thức ngành Công Thương cũng đang có cơ hội, tiềm năng lớn trong việc tái chế, thu hồi nguyên liệu và sản xuất năng lượng từ chất thải, đặc biệt là chất thải Gyps. Trên thực tế, việc sử dụng hiệu quả nguồn bãi thải Gyps làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất khác đang là vấn đề cấp bách và cần thiết đối với các nhà máy sản xuất DAP, bởi nó không chỉ giải quyết được bài toán về môi trường, diện tích khu vực chứa bãi thải mà còn chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất khác.

CECO chủ động xây dựng các chương trình phát triển đề tài khoa học công nghệ đảm bảo an toàn môi trường tại các nhà máy sản xuất phân bón, hóa chất, góp phần tạo môi trường công nghiệp theo hướng xanh – sạch
CECO chủ động xây dựng các chương trình phát triển đề tài khoa học công nghệ đảm bảo an toàn môi trường tại các nhà máy sản xuất phân bón, hóa chất, góp phần tạo môi trường công nghiệp theo hướng xanh – sạch

Với vai trò là đơn vị tư vấn lập dự án và tổng thầu EPC, CECO đã có cơ hội tham gia ngay từ giai đoạn đầu của các dự án đến tư vấn thay đổi cải tiến trong quá trình vận hành cho các nhà máy sản xuất phân bón nói chung cũng như nhà máy sản xuất phân bón DAP nói riêng. Nhận thức được Gyps chính là nguồn tài nguyên mà chưa khai thác để biến thành sản phẩm có giá trị kinh tế, CECO cũng rất trăn trở và luôn tìm tòi hướng đi để giải quyết vấn đề này.

Sau quá trình nghiên cứu tại xưởng thực nghiệm của công ty tại Xuân Phương, các kết quả đã cho thấy tín hiệu khả thi của việc sử dụng chất thải Gyps để sản xuất Sunphat Amon (SA), một loại phân bón được sử dụng phổ biến trong ngành Nông nghiệp Việt Nam.

Hiện nay, do trong nước chưa sản xuất được nên ngành Công Thương vẫn phải nhập khẩu 100% lượng SA từ nước ngoài với sản lượng trung bình hàng năm khoảng từ 1,2 – 1,5 triệu tấn để đáp ứng cho các nhu cầu tiêu thụ trong nước. Sản phẩm này có thể được sử dụng trực tiếp hoặc được sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất phân bón hỗn hợp NPK. Giá sản phẩm SA phụ thuộc vào tình hình biến động giá của thị trường thế giới. Do vậy, nếu SA được sản suất trong nước thì sẽ giảm đáng kể sự phụ thuộc của sản xuất phân bón vào thị trường SA nước ngoài, góp phần bình ổn thị trường phân bón trong nước.

Tuy nhiên, đối với bất cứ một nghiên cứu mới nào, bên cạnh việc hướng đến các kết quả về mặt khoa học thì việc đánh giá hiệu quả kinh tế khi đưa vào thực tiễn cũng luôn được CECO chú trọng. Các nghiên cứu cho thấy nếu chỉ dừng lại ở việc sản xuất SA thì hướng nghiên cứu này chỉ giải quyết được bài toán về môi trường nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Kế thừa các kết quả nghiên cứu trong nước và trên thế giới, CECO đang tiếp tục nghiên cứu để từ Gyps có thể đưa ra chuỗi sản phẩm có giá trị đem lại hiệu quả kinh tế cho các nhà máy sản xuất phân bón DAP hoặc cho các doanh nghiệp, những đơn vị dũng cảm đầu tư các dự án xử lý chất thải Gyps này.

Sự thành công của hướng nghiên cứu này sẽ song song giải quyết bài toán môi trường và kinh tế nhằm đạt mục tiêu “xanh hóa” các nhà máy sản xuất phân bón DAP: Không còn chất thải Gyps, thêm sản phẩm mới, tiến tới hạ giá thành sản phẩm và có thể cạnh tranh, đánh bật được các sản phẩm phân bón giả, chất lượng thấp đang len lỏi trên các đồng ruộng gây bạc màu, trả lại môi trường xanh cho thành phố du lịch Hải phòng, Lào Cai. Tuy nhiên, để ý tưởng này được đưa vào thực tế rất cần sự quan tâm đầu tư của ngành Công Thương cũng như các nguồn tài chính khác của doanh nghiệp và xã hội.

Hy vọng trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên, bảo đảm an ninh sinh thái, an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực và an ninh năng lượng.

Từ năm 2010 đến nay, CECO đã thực hiện 70 nhiệm vụ nghiên cứu khoa học kỹ thuật các cấp, về nghiên cứu công nghệ sản xuất, nội địa hoá máy móc, thiết bị, cũng như xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, quản lý chất thải nguy hại và các đề tài về các chuẩn hóa dữ liệu thiết kế. Đa phần các kết quả nghiên cứu này đã được các cơ sở nghiên cứu, doanh nghiệp tiếp cận và ứng dụng đáp ứng các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, cũng như đã được áp dụng hiệu quả trong công tác thiết kế và triển khai thi công xây lắp tại các dự án của CECO.

TIN TỨC LIÊN QUAN