TIN TỨC

Bài tham luận của Ông Lưu Ngọc Vĩnh – Chủ tịch HĐQT Công ty tại cuộc họp với Bộ trưởng Bộ Công Thương – Nguyễn Hồng Diên.

Ngày 02 tháng 6 năm 2021, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì buổi làm việc với Cục Hoá chất và các đơn vị liên quan về việc tạo điều kiện, thúc đẩy phát triển công nghiệp hoá chất, tạo dư địa tăng trưởng bền vững cho những năm tiếp theo. Tham dự buổi làm việc có đại diện các đơn vị: Văn phòng Bộ, Vụ Pháp chế, Vụ Kế hoạch, Vụ Dầu khí và Than, Vụ Khoa học và Công Nghệ, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số; đại diện Hiệp hội Hóa học Việt Nam, Hiệp hội phân bón Việt Nam và một số đại diện các doanh nghiệp hoạt động trong ngành hóa chất trong đó có CECO.

Bộ trưởng Bộ Công Thương – Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì buổi làm việc với Cục Hoá chất và các đơn vị liên quan

Hội nghị tập trung vào các nội dung chủ yếu: Tiềm năng, cơ hội, khó khăn, đề xuất, kiến nghị cơ chế, chính sách của các Tập đoàn, Doanh nghiệp hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực hóa chất, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề sử dụng hóa chất, cung cấp dịch vụ logistic cho ngành hóa chất. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về hóa chất trong phạm vi trách nhiệm của Bộ Công Thương, đề xuất những cải cách cần thiết trong quản lý hướng đến nền công nghiệp hoá chất phát triển bền vững và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. CECO là một trong các đơn vị tham dự cuộc họp và được phát biểu tham luận tại hội nghị.

* Nội dung bài tham luận của Ông Lưu Ngọc Vĩnh – Chủ tịch HĐQT Công ty tại cuộc họp với Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên:

TIỀM NĂNG, CƠ HỘI VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN, KIẾN NGHỊ TRONG LĨNH VỰC TƯ VẤN CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT HƯỚNG ĐẾN NỀN CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.

1. Giới thiệu chung.

  • Công ty Cổ phần Thiết kế Công nghiệp Hoá chất, tiền thân là Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất (viết tắt là CECO) thành lập từ năm 1967, là thành viên của Tập đoàn Hoá Chất Việt Nam. CECO đã có thương hiệu trên 50 năm trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, thẩm tra, mua sắm, thi công xây lắp và tổng thầu EPC các công trình công nghiệp hóa chất, phân bón và dầu khí.
  • Nhân lực gồm đội ngũ tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sư có nhiều kinh nghiệm, có năng lực trong nhiều chuyên ngành kỹ thuật khác nhau (công nghệ, thiết bị, hạ tầng, kiến trúc, xây dựng, điện, đo lường điều khiển, cấp thoát nước, môi trường, PCCC).
  • Các dịch vụ, công trình do CECO thực hiện được các Chủ đầu tư đánh giá cao. Đến nay nhiều công trình phát huy hiệu quả tốt và đã được Chính Phủ tặng huân chương; Bộ Công Thương và Tập Đoàn Hoá chất Việt Nam tặng bằng khen.

2. Đánh giá chung về tiềm năng, cơ hội và những khó khăn.

  1. 1. Thuận lợi:
  • Đội ngũ Cán bộ nhân viên có tâm huyết, kinh nghiệm và trình độ; Bộ máy quản lý có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý và điều hành các dự án.
  • Có nhiều mối quan hệ hợp tác với các đối tác trong (Tập đoàn Hóa chất, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Than khoáng sản, Hiệp hội tư vấn Xây dựng Việt Nam (VECAS), Hội Hóa học Việt Nam, Hội Kỹ thuật Công nghệ Hóa học Việt Nam, … và các Cơ quan quản lý Nhà nước) và ngoài nước (TECHNIP, ESP, HYOSUNG, TTCL, SAMSUNG, HUYNDAI, ETEC …); đã được thực hiện nhiều dự án lớn của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; đã được tham gia thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ thẩm định, nghiệm thu hoàn thành xây dựng công trình; góp ý sửa đổi Luật; xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức chuyên ngành … với các đơn vị của Bộ Công Thương (Cục Hóa chất, Vụ Than Dầu khí, Vụ KHTT); đã được giao thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ Công Thương (Vụ KHCN) nên đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, rút ra được nhiều bài học khi triển khai thực hiện một dự án.
    1. 2. Tiềm năng, cơ hội:
  • Ngành công nghiệp hóa chất, hóa dầu đang có dấu hiệu phục hồi tăng trưởng;
  • Các thành phần kinh tế tư nhân, nước ngoài đang tích cực đầu tư tại Việt Nam tạo cơ hội được làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài đang triển khai các dự án lớn tại Việt Nam như: các tổ hợp các sản phẩm hóa chất, hóa dầu, phân bón: Long Sơn, Hyosung …, BIM;
    1. 3. Khó khăn:
  • Cạnh tranh từ các đối thủ trong và ngoài nước liên quan đến năng lực hành nghề cũng như bản quyền công nghệ.
  • Chảy máu chất xám chất lượng cao do sức hút từ các Công ty nước ngoài.
  • Công tác nghiên cứu và phát triển còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn và tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật trên thế giới.
  • Ngành nghề thiết kế về công nghệ, thiết bị, lắp đặt công trình công nghiệp Hóa chất hiện thuộc đối tượng chưa có đơn vị quản lý cấp chứng chỉ thiết kế.
  • Chưa có định mức, đơn giá xây dựng dự toán cho các loại hình công việc như: thiết kế, chế tạo, lắp đặt thiết bị.

ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ĐỂ HƯỚNG ĐẾN NỀN CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.

CECO rất mong muốn được sự ủng hộ của Bộ Công Thương:

  1. Phối hợp với các Cơ quan liên quan để hoàn thiện hệ thống pháp luật và các quy định liên quan đến các đơn vị tư vấn trong hoạt động đầu tư xây dựng.
  • Xem xét bổ sung những nội dung quy định về cấp Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho các lĩnh vực thiết kế công nghệ, thiết bị trong công nghiệp hóa chất.
  • Hỗ trợ tư vấn trong vấn đề xây dựng và đăng ký bản quyền công nghệ.
  • Tiếp tục hoàn thiện và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn (mà đang phải áp dụng hoàn toàn theo tiêu chuẩn của nước ngoài), định mức dự toán liên quan đến việc xây dựng công trình công nghiệp hóa chất, hóa dầu.
  1. Hỗ trợ tư vấn phát triển nguồn nhân lực.
  • Mục đích: Xây dựng đội ngũ kỹ thuật chuyên ngành có trình độ để tham gia, hỗ trợ công tác thẩm tra thẩm định, kiểm tra hoàn thành xây dựng các dự án, xây dựng các công cụ quản lý do Bộ Công Thương chủ trì.
  • Hình  thức:
  1. Phát triển nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
  • Xây dựng chương trình nghiên cứu nội địa hóa các dây chuyền công nghệ và thiết bị hướng tới đăng ký bản quyền công nghệ
  • Xây dựng các chương trình phát triển đề tài khoa học kỹ thuật về công nghệ và thiết bị theo hướng tiết kiệm năng lượng, đảm bảo an toàn môi trường phù hợp với thực tế tại các nhà máy sản xuất phân bón, hóa chất, hóa dầu; góp phần tạo môi trường công nghiệp theo hướng xanh – sạch, hướng đến mô hình kinh tế tuần hoàn như:
  • Nghiên cứu sử dụng hiệu quả chất thải GYPS của các nhà máy DAP.
  1. Định hướng đầu tư xây dựng từng bước theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Bộ Công Thương là đầu mối liên kết các nguồn lực từ Chính phủ, Bộ – Ban – Ngành, Địa phương, các Nhà đầu tư và Tư vấn:

  • Nghiên cứu xây dựng các KCN hóa chất, hóa dầu, phân bón …theo mô hình kinh tế tuần hoàn.
  • Đẩy mạnh đầu xây dựng mô hình các Cụm Khu Công nghiệp gắn liền với việc xây dựng hạ tầng, văn hóa, xã hội tại các địa phương ở qui mô vừa và nhỏ.

Bộ phận Quản lý thông tin – CECO

TIN TỨC LIÊN QUAN