TIN TỨC

Chính sách BHXH, BHYT thay đổi ra sao từ 1-1-2021?

I. Thay đổi về chính sách BHXH

1. Thay đổi điều kiện hưởng lương hưu

1.1 Đối với người tham gia BHXH bắt buộc

Thay đổi điều kiện hưởng lương hưu trong điều kiện bình thường

*Nhóm 1: Người lao động (NLĐ) quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 Luật BHXH, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 54, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Trường hợp 1: Năm 2021, nam đủ 60 tuổi 3 tháng; nữ đủ 55 tuổi 4 tháng

– Trường hợp 2: Năm 2021, nam phải đủ 55 tuổi 3 tháng, nữ phải đủ 50 tuổi 4 tháng, những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1-1-2021.

– Trường hợp 3: Năm 2021, nam phải đủ 50 tuổi 3 tháng và nữ phải đủ 45 tuổi 4 tháng, những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.

– Trường hợp 4: Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

*Nhóm 2: NLĐ quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 Luật BHXH nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Trường hợp 1: Năm 2021, nam phải đủ 55 tuổi 3 tháng, nữ phải đủ 50 tuổi 4 tháng, những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình, trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt NamLuật Công an nhân dânLuật Cơ yếuLuật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác.

– Trường hợp 2: Năm 2021, nam phải đủ 50 tuổi 3 tháng, nữ phải đủ 45 tuổi 4 tháng, những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1-1-2021.

Chính sách BHXH, BHYT thay đổi ra sao từ 1-1-2021?  - Ảnh 1.

Người dân làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT

– Trường hợp 3: Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

*Nhóm 3: Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXHi và đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ (năm 2021), những năm tiếp theo tăng theo lộ trình thì được hưởng lương hưu.

Thay đổi điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

*Nhóm 1: Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 Luật BHXH khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 Luật BHXH nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Trường hợp 1: Năm 2021, nam phải đủ 55 tuổi 03 tháng, nữ phải đủ 50 tuổi 04 tháng, những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình (Xem chi tiết tại đây), khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%.

– Trường hợp 2: Năm 2021, nam phải đủ 50 tuổi 3 tháng và nữ phải đủ 45 tuổi 4 tháng, những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình (Xem chi tiết tại đây), khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

– Trường hợp 3: Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

*Nhóm 2: NLĐ quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 Luật BHXH khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 Luật BHXH khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Trường hợp 1: Năm 2021, nam phải đủ 50 tuổi 3 tháng và nữ phải đủ 45 tuổi 4 tháng, những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình(Xem chi tiết tại đây).

– Trường hợp 2: Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

1.2 Đối với người tham gia BHXH tự nguyện

Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì được tham gia BHXH tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Năm 2021: nam phải đủ 60 tuổi 03 tháng, nữ đủ 55 tuổi 04 tháng, những năm tiếp theo tăng theo lộ trình.

– Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.

2. Thay đổi về mức hưởng lương hưu

2.1 Đối với người tham gia BHXH bắt buộc

*Mức lương hưu hàng tháng

Mức lương hưu hàng tháng của NLĐ được tính như sau:

IFrame

Mức lương hưu hàng tháng = [Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng] x [Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH]

Trong đó:

–  Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau:

+ Đối với lao động nam: Trường hợp bắt đầu hưởng lương hưu trong khoản thời gian từ 01/01/2021 đến hết 31/12/2021: Đóng đủ 19 năm BHXH thì được 45% (hiện nay là 18 năm); Trường hợp bắt đầu hưởng lương hưu từ 01/01/2022 trở đi: Đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45%. Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%. Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.

Chính sách BHXH, BHYT thay đổi ra sao từ 1-1-2021?  - Ảnh 2.

Khám chửa bệnh BHYT tại TP HCM Ảnh: HOÀNG TRIỀU

+ Đối với lao động nữ: Đóng đủ 15 năm BHXH thì được 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%. Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.

+ Trường hợp NLĐ hưởng lương hưu trước tuổi quy định do suy giảm khả năng lao động theo quy định thì tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được tính như trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

– Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được xác định theo quy định tại Điều 62, Điều 64 Luật BHXH, Điều 9, Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH .

*Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Trường hợp NLĐ có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% (trên đây) thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

2.2 Đối với người tham gia BHXH tự nguyện

*Mức lương hưu hàng tháng

Mức lương hưu của người tham gia BHXH tự nguyện bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2021 được tính như sau:

Mức lương hưu hàng tháng = [Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng] x [Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH]

Trong đó:

– Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau:

+ Đối với nam: Trường hợp bắt đầu nghỉ hưu từ 1-1-2021 đến hết 31-12-2021: Đóng đủ 19 năm BHXH thì được 45% (hiện hành là 18 năm); trường hợp bắt đầu nghỉ hưu từ 01/01/2022, đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45%. Sau đó cứ thêm mỗi năm, NLĐ được tính thêm 2%; Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa bằng 75%.

+ Đối với nữ: Đóng đủ 15 năm BHXH thì được 45%. Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%. Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa bằng 75%.

Chính sách BHXH, BHYT thay đổi ra sao từ 1-1-2021?  - Ảnh 3.

– Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng. Thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH của NLĐ được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ (Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP)

*Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Tương tự trường hợp NLĐ tham gia BHXH bắt buộc, người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, thì ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

II. Thay đổi về chính sách BHYT

Cụ thể, từ ngày 1-1-2021, trường hợp người có thẻ BHYT tự đi KCB không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật BHYT (mức hưởng khi đi khám đúng tuyến) theo tỷ lệ sau đây:

– Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú

– Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 1-1-2021 trong phạm vi cả nước (Hiện nay chỉ được thanh toán 60% chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng của thẻ BHYT).

– Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí KCB.

Lưu ý: Quy định trên không áp dụng đối với các người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH khó khăn, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi KCB không đúng tuyến.

Nguồn tin: Người Lao động 

TIN TỨC LIÊN QUAN