OVERVIEW

Chemical Industry Engineering Joint Stock Company (CECO) was established in 1967 as a member of the Vietnam National Chemical Group. With over 55 years of experience in providing investment consulting services (including legal consulting in accordance with Vietnamese regulations), Environmental Impact Assessment, Engineering Design, EPC general contractor, EPCm, PMC, in many industrial sectors: chemicals, industrial gases, fertilizers, petroleum, energy & utilities, environment & waste treatment, life science, pharmaceuticals, mining & mineral processing, renewable energy, rubber, and other products.

FEATURED NEWS

CECO updates news and shares about the industry to provide useful information for readers.

Ngày 10/5, tại Ninh Bình, Hội Hóa học Việt Nam đã tổ chức tập huấn cho doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội và kiểm kê khí nhà kính nhằm bảo vệ môi trường .

Tham dự buổi tập huấn có các chuyên gia hàng đầu của ngành hóa chất và các doanh nghiệp thuộc Hội Hóa học Việt Nam.

Nâng cao nhận thức của cộng đồng và ứng phó sự cố

Ngành công nghiệp hoá chất là một ngành kinh tế quan trọng tạo ra nhiều sản phẩm thiết yếu cho đời sống và có đóng góp lớn, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước. Nhưng mặt khác, những sự cố xảy ra sự xảy ra đã gây mối quan ngại lớn về môi trường và sức khỏe cộng đồng. Do đó, ngành công nghiệp hoá chất ngày càng phải chú trọng hơn đến các yêu cầu về bảo vệ môi trường, bảo đảm sức khoẻ và an toàn cho con người, thể hiện hơn nữa trách nhiệm của mình đối với xã hội trong các lĩnh vực này.

Ông Chử Văn Nguyên – Phó Chủ tịch Hội đồng trách nhiệm xã hội tự nguyện của các doanh nghiệp hóa chất Việt Nam cho biết, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện một cách cụ thể trên các yếu tố như đóng góp cho cộng đồng xã hội, bảo vệ môi trường; thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp; bảo đảm lợi ích cho người tiêu dùng; bảo vệ quyền lợi, điều kiện làm việc thuận lợi, an toàn cho người lao động; đảm bảo lợi ích cho cổ đông và người lao động trong doanh nghiệp.

Mục tiêu cao nhất của những nỗ lực này là mang lại sự an toàn cho con người và môi trường, xã hội.. đồng thời cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Hầu hết các doanh nghiệp thuộc các Tập đoàn hóa chất lớn đều cố gắng giảm thiểu ô nhiễm, lấy bảo vệ môi trường làm nội dung ưu tiên trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bằng nhiều cách như sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất.

Đồng thời nâng cao trách nhiệm tự nguyện đối với xã hội thông qua thay đổi thái độ, thực hành quản lý môi trường bằng các giải pháp kỹ thuật. Điều này vừa mang lại lợi ích kinh tế vừa mang lại lợi ích cho môi trường, văn hoá, hình ảnh doanh nghiệp, uy tín thương hiệu…

Việc tập huấn cho người lao động của doanh nghiệp và tổ chức cho cộng đồng tham gia các hoạt động ứng phó sự cố là một nhiệm vụ trọng tâm. Ít nhất 1 năm 1 lần phải tập huấn kế hoạch ứng phó sự cố để kiểm tra mức độ sẵn sàng, độ sai lệch giữa thực tế và kế hoạch. Đồng thời chia sẻ thông tin và kinh nghiệm liên quan đến xây dựng kế hoạch ứng phó, tập huấn, tổ chức tham gia và ứng phó các sự cố xẩy ra tại các doanh nghiệp khác nằm trên địa bàn cũng như cộng đồng.

Tầm quan trọng của tập huấn công tác kiểm kê nhà kính

Việc kiểm kê khí nhà kính là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Các khí nhà kính phổ biến bao gồm carbon dioxide (CO2), methane (CH4), nitrous oxide (N2O) và các chất khí fluorocarbon.

Bà Trần Thị Thu Hằng, đại diện Công ty Cổ phần Kiểm kê và tư vấn tín chỉ Carbon Mecie 

    hướng dẫn xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính.

Rác thải là một trong năm nguồn phát thải khí nhà kính chính tại Việt Nam với lượng phát thải khoảng 31.3 triệu tấn CO2tđ năm 2020. Đến năm 2030, dự kiến lượng khí thải từ lĩnh vực này sẽ tăng lên khoảng 40 triệu tấn CO2tđ nếu như không có hành động nào được thực hiện. Theo đánh giá, các hoạt động xử lý rác được tổ chức hiệu quả sẽ trực tiếp giảm phát thải khí nhà kính và đóng góp thực hiện các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính quốc gia.

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện cả nước có 1.322 cơ sở xử lý rác thải sinh hoạt, bao gồm 381 lò đốt chất thải rắn, 37 dây chuyền sản xuất phân bón và 904 bãi chôn lấp. Các nguồn phát thải chính đến từ các bãi chôn lấp (50,3%) và từ việc xử lý nước thải là 43,2%.

Ở Việt Nam, mục tiêu đặt ra là giảm phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực chất thải xuống 29,4 tCO2 (63%) theo BAU vào năm 2030 với sự hỗ trợ quốc tế. Thực tế, chúng ta đã làm kiểm kê phát thải khí nhà kính từ 20 năm nay cơ bản khá tốt so với các nước đang phát triển trên bình diện quốc tế. Tuy nhiên ở cấp độ doanh nghiệp, vấn đề này còn tương đối mới.

Ngoại trừ một số ít doanh nghiệp đã tiên phong trong kiểm kê khí nhà kính, còn đa phần các doanh nghiệp đều đang đối mặt với các thách thức như: Chưa có hướng dẫn cụ thể từ cơ quan chức năng về kiểm kê khí nhà kính cho tất cả các ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ; Thiếu nhân lực chuyên môn có thể nắm được các quy định, yêu cầu kỹ thuật về kiểm kê khí nhà kính để thiết lập và vận hành hệ thống quản trị khí nhà kính. Ngoài ra, sự chính xác của kiểm kê khí nhà kính phụ thuộc rất nhiều vào mức độ phức tạp của chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, mức độ minh bạch và trình độ quản trị của doanh nghiệp.

                   Các chuyên gia cùng đại diện các doanh nghiệp thuộc Hội Hóa học Việt Nam 

                            tại hội nghị tập huấn

Như vậy, bên cạnh những khó khăn, thách thức trong việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính, những lợi ích, cơ hội mà doanh nghiệp thực hiện có được là không nhỏ. Vì vậy các doanh nghiệp cần sớm có kế hoạch hưỡng dẫn kiểm kê khí nhà kính để đáp ứng với các yêu cầu cũng như nâng cao vị thế của mình trên thị trường.

Tại Hội nghị, các doanh nghiệp hóa chất cũng nghe các chuyên gia khái quát về thị trường cacrbon hay còn gọi là thị trường trao đổi tín chỉ giảm phát thải khí nhà kính. Đây là một loại hình hàng hóa tiềm năng đã được mua và bán trên thị trường. Đó là lượng khí nhà kính được cắt giảm trong một đơn vị phát thải khi hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp hóa chất nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất sản sinh ra khí nhà kính nói chung.

Các doanh nghiệp sản xuất sản sinh ra khí nhà kính nói chung và doanh nghiệp hóa chất nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các cam kết giảm phát thải khí nhà kính, bản thân các doanh nghiệp phải có sự chuyển dịch xanh để hướng tới sử dụng các công nghệ ít phát thải carbon cũng như sử dụng nguồn năng lượng tái tạo thay thế cho nguồn năng lượng truyền thống như than, dầu, khí.

Tuy nhiên, đây là quá trình chuyển đổi lâu dài bởi mỗi quy trình sản xuất doanh nghiệp đều đã được thiết lập cố định nên việc chuyển đổi cần thời gian, lộ trình. Vì vậy, việc kiểm kê phát thải khí nhà kính chính là bước đi đầu tiên và nền tảng nhất để doanh nghiệp biết được vị trí trong bản đồ giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia, từ đó đưa ra những kế hoạch cắt giảm khí thải nhà kính hợp lý.

Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý nhà nước sẽ cân đối phân bổ các hạn ngạch phát thải cho doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ có nguồn huy động tài chính xanh và hỗ trợ từ quốc tế.

Việc thực hiện các quy định về kiểm kê khí nhà kính là cách doanh nghiệp chung tay cùng Chính phủ thực hiện cam kết có trách nhiệm cao của Việt Nam với quốc tế. Đây cũng là cơ sở để tiến tới đánh thuế/xác định ưu đãi/dán nhãn sinh thái đối với các doanh nghiệp/cơ sở phát thải. Doanh nghiệp cũng nhân cơ hội này có thể xây dựng được một cơ sở dữ liệu phát thải khí nhà kính đầy đủ, liên tục, minh bạch, chính xác giúp doanh nghiệp quản lý, sử dụng năng lượng, tài nguyên hiệu quả.

Nguồn tin: Báo Công thương.

 

Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN. Xin trân trọng giới thiệu phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại phiên khai mạc Diễn đàn.

“Thưa Ngài Sonexay Siphandone, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa

Dân chủ Nhân dân Lào – Chủ tịch ASEAN 2024!

Thưa Ngài Kao Kim Hourn, Tổng Thư ký ASEAN!

Thưa các vị Bộ trưởng, Quý vị đại biểu và toàn thể các vị khách quý!

1. Trước hết, tôi xin nồng nhiệt chào mừng và trân trọng cảm ơn các quý vị, nhất là Ngài Sonexay Siphandone tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN với chủ đề “Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm”.

Sự tham gia đông đảo của gần 500 đại biểu đại diện Chính phủ, các đại sứ, học giả, cộng đồng doanh nghiệp, quý vị đại biểu từ ASEAN, các đối tác và các tổ chức quốc tế đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc, hưởng ứng tích cực đối với Sáng kiến mới này của Việt Nam trong nỗ lực tiếp tục góp phần định hình tương lai chung của ASEAN và khu vực chúng ta.

Bàn về tương lai và hoạch định cho tương lai đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết trong bối cảnh thế giới ngày nay đang đứng trước những bước ngoặt lớn, trong đó nổi lên 3 xu hướng chiến lược:

– Một là , xu hướng cạnh tranh, phân tách ngày càng gay gắt giữa khu vực, giữa các nước đang đặt ra những thách thức lớn đối với môi trường hòa bình, đoàn kết và hợp tác, phát triển ở cả cấp độ khu vực và toàn cầu.

– Hai là, xu hướng phát triển bùng nổ của các công nghệ mới, số hóa vừa mở ra các cơ hội phát triển đột phá, vừa tiềm ẩn nguy cơ tụt hậu, nhất là các nước đang phát triển và kém phát triển.

– Ba là , xu hướng phát triển bền vững, bao trùm, kinh tế số, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn vừa là thời cơ, vừa là sức ép lớn, đòi hỏi chúng ta phải có tư duy, cách tiếp cận mới, mang tính toàn cầu, toàn dân, toàn diện, vì lợi ích lâu dài, bền vững.

2. Trong bối cảnh đó, sau gần 6 thập kỷ hình thành và phát triển, có thể khẳng định chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay và cũng chưa bao giờ phải đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay.

– ASEAN là hạt nhân thúc đẩy đối thoại, hợp tác và phát triển, là tâm điểm của hàng loạt sáng kiến liên kết ở khu vực, nhưng cũng là trọng điểm của cạnh tranh chiến lược gay gắt.

– Vai trò trung tâm của ASEAN được thừa nhận rộng rãi, nhưng có lúc, có nơi chưa thực sự hiệu quả.

– ASEAN là khối kinh tế lớn thứ 5 thế giới, nhưng chênh lệch trình độ phát triển còn đáng kể, mức độ hợp tác, liên kết nội khối còn chưa thật sự bền chặt.

Những thực tế đó đòi hỏi ASEAN càng cần phải có tầm nhìn chiến lược, toàn diện, nâng cao sự chủ động và khả năng thích ứng để nắm bắt cơ hội, hóa giải thách thức, phát triển ổn định, bền vững.

Thưa Quý vị đại biểu, khách quý!

3. Gần 3 thập kỷ tham gia ASEAN, Việt Nam luôn coi ASEAN là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại, an ninh, kinh tế, quốc phòng, luôn nỗ lực hết mình vì Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh, có vai trò, vị thế ngày càng cao trong khu vực và trên thế giới.

Con đường phát triển của Việt Nam trong tiến trình đổi mới, hội nhập luôn gắn liền với ASEAN và đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực trong mối quan hệ chặt chẽ này. Thành công của Việt Nam khẳng định tính đúng đắn, chiến lược của các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong việc xây dựng 3 yếu tố nền tảng về dân chủ, pháp chế và thị trường: (1) Xây dựng nền dân chủ XHCN; (2) Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân; (3) Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Đồng thời, Việt Nam tập trung thực hiện 6 trọng tâm: (i) Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn, đối tác tin cậy, thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; (ii) Chính sách quốc phòng “4 không”; (iii) Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; (iv) Bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân; (v) Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”; (vi) Tăng cường phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Quan điểm xuyên suốt của Việt Nam: Lấy con người là trung tâm, chủ thể, là mục tiêu, nguồn lực, động lực của sự phát triển; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức vì là nước đang phát triển, có nền kinh tế đang chuyển đổi với quy mô khiêm tốn, độ mở cao, sức chống chịu còn hạn chế trước các cú sốc từ bên ngoài.

Đây cũng là những thách thức chung mà nhiều quốc gia ASEAN phải đối mặt trên hành trình phát triển; đòi hỏi sự đoàn kết, tin tưởng, chung sức, đồng lòng của tất cả các nước thành viên cùng sự hợp tác, hỗ trợ của các đối tác, bạn bè quốc tế. Chúng ta cùng kiên trì theo đuổi cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, toàn diện để ngôi nhà chung ASEAN vững vàng trong mọi hoàn cảnh, phát triển nhanh, bền vững.

4. ASEAN đang hướng đến các mục tiêu đến năm 2045 với khát vọng về một Cộng đồng phát triển năng động, gắn kết và tự cường. Để hiện thực hóa Tầm nhìn ASEAN 2045, tôi đề nghị cần thực hiện 5 tăng cường như sau:

– Thứ nhất, tăng cường đoàn kết, hợp tác, thống nhất trong đa dạng, nêu cao tinh thần độc lập, tự cường, tự chủ chiến lược của ASEAN. Phát huy vai trò trung tâm ASEAN; đồng thời tôn trọng sự khác biệt, bảo đảm hài hòa lợi ích; kiên định lập trường nguyên tắc của ASEAN về các vấn đề an ninh – phát triển của khu vực và thế giới.

– Thứ hai, tăng cường tin cậy chiến lược trong ASEAN và trong quan hệ với các đối tác; góp phần ngăn ngừa xung đột, duy trì môi trường hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng ở khu vực và thế giới.

– Thứ ba , tăng cường chuyển đổi số, phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tạo ra các động lực tăng trưởng mới, bền vững cho ASEAN trong thời gian tới, cùng với việc làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống.

– Thứ tư, tăng cường phát triển hài hòa, bền vững, bao trùm, lấy người dân là trung tâm, chủ thể, động lực, nguồn lực và là mục tiêu của sự phát triển. Không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

– Thứ năm , tăng cường huy động mọi nguồn lực xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, nhất là hợp tác công tư; tạo đột phá chiến lược về thể chế, nhân lực, hạ tầng và quản trị quốc gia, giúp ASEAN phát triển nhanh và bền vững.

Thưa Quý vị đại biểu, khách quý!

5. Chúng ta tin tưởng rằng, ASEAN đã, đang và sẽ đóng góp ngày càng chủ động, tích cực hơn cùng cộng đồng quốc tế trong định hình tương lai của thế giới.

“Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay” – Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa cùng các quốc gia, các đối tác và bạn bè quốc tế, nhất là các nước ASEAN chung tay viết tiếp những câu chuyện thành công, mở ra tương lai thống nhất trong đa dạng, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và thế giới, lấy con người là trung tâm, chủ thể cho sự phát triển và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Chúc Diễn đàn Tương lai ASEAN thành công tốt đẹp!

Xin trân trọng cảm ơn./.”

Nguồn tin: Chính phủ 

Sáng 23/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai, phổ biến Nghị định 32 và Nghị định 43 của Chính phủ.

Nghị định đồng bộ với các văn bản pháp luật liên quan

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Nghị định số 32/2024/NĐ-CP (Nghị định 32) ngày 15/3/2024 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp (CNN) và Nghị định số 43/2024/NĐ-CP (Nghị định 43) ngày 19/4/2024 của Chính phủ quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ, được ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động theo hướng công nghiệp hoá ở khu vực nông thôn theo chủ trương của Đảng, Nhà nước về “ly nông bất ly hương” và xây dựng nông thôn mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại Hội nghị

Nội dung của 2 Nghị định nêu trên đã tiếp tục kế thừa các nguyên tắc, nội dung quản lý được quy định tại Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP hiện vẫn còn phù hợp với tình hình thực tế và đang phát huy hiệu quả. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung các nội dung, quy định không còn phù hợp, bảo đảm khả thi, đồng bộ với các văn bản pháp luật liên quan để đáp ứng công tác quản lý nhà nước.

Nghị định cũng đã thể chế hóa được tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính, tăng cường phân cấp quản lý các CCN cho chính quyền địa phương. Trong đó Nghị định 32 phân cấp hoàn toàn cho địa phương từ công tác xây dựng phương án phát triển CCN đến thành lập/mở rộng CCN, quản lý quy hoạch chi tiết xây dựng CCN, quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong CCN; ban hành Quy chế, quy định theo thẩm quyền và tổ chức thực thi các chính sách, pháp luật về CCN… bảo đảm cho chính quyền địa phương có đủ công cụ, điều kiện cần thiết để thực hiện vai trò, chức năng quản lý nhà nước về CCN. Đây là điểm rất mới của Nghị định 32 và Nghị định 43.

Nghị định 43 đã quy định cụ thể, chi tiết, rõ ràng hơn về đối tượng, tiêu chí xét tặng các danh hiệu; thành phần hồ sơ thủ tục, quy trình xét tặng của từng cấp hội đồng theo hướng cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho các nghệ nhân nhưng vẫn bảo đảm các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Đồng thời phân cấp cho UBND tỉnh/thành phố tổ chức công bố Quyết định phong tặng của Chủ tịch nước và Lễ trao tặng danh hiệu cho các nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ cư trú tại địa phương.

Dù Nghị định 32 đã cơ bản tháo gỡ, khắc phục được những vướng mắc, bất cập phát sinh trong thực tiễn quản lý, phát triển CCN thời gian qua, nhưng vẫn còn một số nội dung các địa phương phản ánh chưa được giải quyết triệt để. Về vấn đề này, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ/ngành, địa phương tổng hợp, đề xuất với cấp có thẩm quyền trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật chuyên ngành có liên quan trong thời gian tới.

Những nhiệm vụ trọng tâm

Nghị định 32 và Nghị định 43 sẽ có hiệu lực thi hành từ đầu tháng 5 và đầu tháng 6 tới đây. Để kịp thời triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Nghị định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các Bộ, ngành liên quan; cấp ủy, chính quyền các địa phương và các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương chú trọng thực hiện tốt một số nội dung trọng tâm sau:

Thứ nhất, đề nghị các Bộ, ngành Trung ương có liên quan: Quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý CCN và xét tặng danh hiệu nghệ nhân theo thẩm quyền được quy định tại Nghị định số 32 của Chính phủ và các quy định khác có liên quan của pháp luật. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương và UBND các tỉnh/thành phố trong chỉ đạo, quản lý chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật về quản lý, phát triển CCN và công tác thi đua khen thưởng.

Tiếp tục tổng hợp những khó khăn, vướng mắc phát sinh và kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp về quản lý, phát triển CCN và xét tặng nghệ nhân để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề xuất với cấp có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành có liên quan.

Thứ hai, đề nghị cấp uỷ, chính quyền các địa phương: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến quán triệt Nghị định số 32 và các quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm giúp cho các sở, ban, ngành, UBND các cấp ở địa phương và các tổ chức, cá nhân liên quan nắm chắc, hiểu rõ và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới của Nhà nước về quản lý, phát triển CCN. Đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể chính trị – xã hội và các tầng lớp nhân dân về vai trò, ý nghĩa của việc phát triển CCN trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, tạo đồng thuận xã hội trong tổ chức thực hiện và xét tặng các nghệ nhân trong quá trình thực hiện.

Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc, triệt để các nhiệm vụ quản lý CCN, xét tặng nghệ nhân theo thẩm quyền được quy định tại Nghị định số 32; thiết lập cơ chế phối hợp, phân cấp giữa các cơ quan quản lý nhà nước từ cấp tỉnh đến cơ sở và chỉ đạo các Sở, ngành, đơn vị trên địa bàn trong chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi để Sở Công Thương, UBND cấp huyện triển khai thực hiện đầy đủ các quyền hạn, trách nhiệm quản lý CCN theo quy định tại các Điều 33 và 34 của Nghị định số 32 và Điều 9, 14 Nghị định 43 các quy định khác có liên quan của Nhà nước.

Toàn cảnh Hội nghị

Chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới Quy chế quản lý CCN trên địa bàn và các chương trình, cơ chế chính sách về hỗ trợ phát triển CCN và làng nghề ở địa phương, bảo đảm phù hợp với các quy định tại Nghị định số 32 và quy định khác có liên quan của Nhà nước để huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật các CCN nhằm đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư thứ cấp, góp phần phát triển sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Hoàn thành xử lý dứt điểm trước ngày 31/12/2026 theo quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định này đối với việc thành lập các CCN có trong Phương án phát triển CCN thuộc Quy hoạch tỉnh, được hình thành trước Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg; báo cáo kết quả xử lý về Bộ Công Thương để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

Chú trọng tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút, lựa chọn các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế khác có đủ năng lực, kinh nghiệm làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN. Định hướng, ưu tiên xúc tiến các doanh nghiệp/dự án đầu tư thứ cấp có cùng ngành nghề, có khả năng liên kết hỗ trợ nhau vào cùng một CCN; nhất là các ngành công nghiệp có công nghệ cao, thân thiện với môi trường, tiêu tốn ít đất đai, năng lượng và có giá trị gia tăng cao vào đầu tư sản xuất tại CCN bảo đảm phát triển bền vững.

Thường xuyên rà soát tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN, trong đó lưu ý CCN phải có hạ tầng bảo vệ môi trường theo quy định và tình hình thu hút đầu tư vào các CCN trên địa bàn để có giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, phát huy hiệu quả đầu tư; kiên quyết xử lý dứt điểm các CCN, dự án trong CCN gây ô nhiễm môi trường, sử dụng đất không hiệu quả, không đúng mục đích, chậm tiến độ.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm các quy định của pháp luật tại các CCN trên địa bàn, như: Pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy và quy định pháp luật khác có liên quan để chấn chỉnh công tác quản lý, đầu tư phát triển các CCN trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật.

Đối với các Sở Công Thương địa phương: Cần làm đơn vị đầu mối, phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành liên quan, chủ động tham mưu UBND cấp tỉnh về công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện các nội dung, quy định của Nghị định số 32 trên địa bàn cấp tỉnh.

Quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quyền hạn, trách nhiệm quản lý CCN trên địa bàn cấp tỉnh quy định tại Điều 33 Nghị định số 32. Trong đó, chủ trì xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án phát triển CCN, Quy chế quản lý CCN, các chính sách hỗ trợ đầu tư, phát triển CCN, kế hoạch và dự toán kinh phí hoạt động phát triển CCN trên địa bàn.

Chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đúng quy định các thủ tục triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh trong CCN theo quy định tại Nghị định số 32.

Định kỳ hoặc đột xuất tiến hành kiểm tra, đánh giá tình hình, hiệu quả thực hiện phương án phát triển và các cơ chế chính sách quản lý, phát triển CCN trên địa bàn theo quy định của pháp luật; tổng hợp, đề xuất khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích về phát triển cụm công nghiệp, đồng thời xử lý hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý kiến nghị, vi phạm pháp luật theo quy định.

Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với Bộ Công Thương, UBND cấp tỉnh về tình hình quản lý, phát triển CCN trên địa bàn quản lý; khẩn trương xây dựng, vận hành có hiệu quả Cơ sở dữ liệu về các CCN, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý các CCN trên địa bàn.

Chú trọng thực hiện tốt các nhiệm vụ của Cơ quan Thường trực Hội đồng cấp tỉnh xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề TCMN được quy định tại Điều 9 và Điều 14 Nghị định 43 của Chính phủ.

Thứ ba, đối với các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, giao Cục Công Thương địa phương là đơn vị đầu mối, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng có liên quan trong Bộ chủ động thực hiện các nhiệm vụ:

Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện công tác quản lý nhà nước về CCN trên địa bàn cả nước theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 32, Nghị định số 43; đồng thời, phối hợp UBND cấp tỉnh trong chỉ đạo, quản lý, phát triển CCN trên địa bàn địa phương và hoạt động Hội đồng xét tặng nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định. Khẩn trương xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định, hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 32.

Phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu về CCN trong cả nước; hướng dẫn Sở Công Thương cập nhật dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu này. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, Cục Công Thương địa phương phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu CCN không chỉ sử dụng ở cấp Bộ mà còn sử dụng ở cấp địa phương.

Tiếp tục tổng hợp những khó khăn, vướng mắc về quản lý, phát triển CCN để đề xuất cấp có thẩm quyền trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật về quản lý, phát triển CCN và pháp luật chuyên ngành có liên quan.

Đẩy mạnh các hoạt động thông tin truyền thông về vai trò, vị trí, công tác quản lý và tình hình hoạt động tại CCN và xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ gắn với việc bảo về và phát huy các giá trị di sản trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ ở các địa phương trên cả nước.

Nguồn: Báo Công Thương

Market

PROJECTS

CECO's core values are Trust and Knowledge. The characteristics of CECO's culture and people are Responsibility, Cooperation, and Loyalty.

CERTIFICATES AND CERTIFICATIONS

CECO has undertaken and is currently implementing many projects that are highly appreciated by the project owners.
The efficient projects have been recognized with commendations, medals, and awards from the government, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Agriculture and Rural Development, and the Vietnam Chemical Group.

CUSTOMERS AND PARTNERS

The Industrial Chemical Design Joint Stock Company has expanded its relationships with international partners such as:
TECHNIP (France), Unilever (UK), M+W Group (Germany), Snamprogetti (Italy), Fluor Daniel (USA), Hyundai (South Korea), Mitsui Toatsu (Japan), TODA (Japan), JGC (Japan), TOMEN (Japan), INOUE (Japan), AJINOMOTO (Japan), TTCL (Thailand), Ching Fong Company (Taiwan), and industrial design companies in Guangzhou, Yunnan, Nanning, Wuhan, Beijing (China)... to exchange information and collaborate on consulting and design work for some projects in Vietnam.

0
PROVINCES
0
COMPLETED PROJECTS