OVERVIEW

Chemical Industry Engineering Joint Stock Company (CECO) was established in 1967 as a member of the Vietnam National Chemical Group. With over 55 years of experience in providing investment consulting services (including legal consulting in accordance with Vietnamese regulations), Environmental Impact Assessment, Engineering Design, EPC general contractor, EPCm, PMC, in many industrial sectors: chemicals, industrial gases, fertilizers, petroleum, energy & utilities, environment & waste treatment, life science, pharmaceuticals, mining & mineral processing, renewable energy, rubber, and other products.

FEATURED NEWS

CECO updates news and shares about the industry to provide useful information for readers.

Trong những năm gần đây, Công ty Cổ phần Thiết kế Công nghiệp Hóa chất (CECO) luôn tham gia hợp tác với các trường Đại học lớn (Trường Hóa và Khoa học sự sống – ĐHBK Hà Nội, Trường Đại học Xây dựng…) trong công tác đào tạo sinh viên ngành hóa và liên quan, kết hợp giữa kiến thức từ nhà trường đến thực tiễn triển khai tại doanh nghiệp, từ đó góp phần định hướng cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngành hóa, vật liệu…thêm hiểu và yêu ngành, nghề mình chọn.

Ngày 20/02/2025, tại Trường Đại học Xây dựng (HUCE), Ban lãnh đạo CECO cùng các chuyên gia và giảng viên bộ môn Hóa học, thuộc Khoa Vật Liệu Xây dựng – HUCE đã tổ chức buổi lên lớp, giảng bài cho sinh viên lớp 66MSE1, ngành Kỹ thuật Vật liệu. Chương trình có sự tham gia của ông Lưu Ngọc Vĩnh – Chủ tịch Hội đồng quản trị và bà Nguyễn Thị Vân Anh – Tổng giám đốc, ông Doãn Mạnh Hùng – Phó Giám đốc Trung tâm Thiết kế công nghệ và Tư vấn đầu tư cùng một số cán bộ chuyên môn.

Đoàn CECO chụp ảnh cùng các thầy, cô giảng viên của HUCE

Với thời lượng 6 tiết học, các chuyên gia CECO đã giới thiệu đến các bạn sinh viên 5 chuyên đề, trong đó tập trung vào vấn đề chuyên môn chính của sinh viên ngành Vật liệu là Giới thiệu về vật liệu sử dụng cho công trình; Nguyên tắc lựa chọn vật liệu trong thiết kế và Xu hướng sử dụng vật liệu mới trong công nghiệp.

Ông Lưu Ngọc Vĩnh – Chủ tịch HĐQT CECO thuyết trình

Bà Nguyễn Thị Vân Anh – Tổng Giám đốc CECO thuyết trình

Đối với vật liệu sử dụng cho công trình, có thể chia làm 2 nhóm chính là Vật liệu xây dựng và Vật liệu chế tạo thiết bị công nghệ. Quá trình lựa chọn vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công trình. Với sự đa dạng và phong phú của thị trường vật liệu, việc đưa ra quyết định chính xác về loại vật liệu phù hợp sử dụng có thể trở thành một vấn đề vô cùng khó khăn. Điều này đặt ra câu hỏi làm thế nào chúng ta có thể lựa chọn được vật liệu không chỉ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật mà còn phản ánh được ý tưởng thiết kế và phong cách của công trình.

Một công trình xây dựng sử dụng vật liệu xây dựng chất lượng, phù hợp sẽ đạt được độ ổn định cao, từ đó gia tăng khả năng chịu lực cùng khả năng chống lại các yếu tố môi trường như nước, độ ẩm, nhiệt độ.Ngoài ra, sử dụng vật liệu chất lượng cũng giúp giảm thiểu chi phí bảo dưỡng và sửa chữa trong tương lai. Một công trình, thiết bị sử dụng vật liệu kém chất lượng thường xuyên đối diện với vấn đề hỏng hóc, thậm chí là xuống cấp nhanh chóng, đòi hỏi chi phí lớn để tiến hành các công tác sửa chữa, bảo dưỡng. Ngược lại, khi chọn lựa vật liệu chất lượng sẽ giảm thiểu chi phí cần thiết cho các dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, giúp tiết kiệm chi phí trong dài hạn, tăng tuổi thọ thiết bị, công trình.

Các chuyên đề do chuyên gia CECO trình bày sẽ giúp sinh viên nắm được tổng quan về vật liệu sử dụng cho công trình (kiến thức tổng quan, các loại vật liệu sử dụng cho công trình, thiết bị…), các nguyên tắc khi lựa chọn vật liệu trong thiết kế (dựa vào đặc điểm kết cấu của công trình, thiết bị, công năng sử dụng của công trình, chức năng công nghệ của thiết bị; đảm bảo độ bền, tuổi thọ, tính thẩm mỹ theo yêu cầu của công trình, thiết bị; đảm bảo an toàn cho môi trường và con người và có tính khả thi trong thi công xây lắp và chế tạo…); Xu hướng sử dụng các vật liệu mới trong công nghiệp (Vật liệu thân thiện với môi trường, dễ tái chế; Vật liệu mới được sản xuất bằng những công nghệ mới (nano, in 3D, vật liệu thông minh); Vật liệu ứng dụng trong các công trình đặc thù; Vật liệu có tỷ trọng nhẹ hơn, nhưng có độ bền cao hơn, dễ gia công, chế tạo, lắp ráp…)

 

Ông Doãn Mạnh Hùng giới thiệu về chuyên đề nguyên tắc lựa chọn vật liệu trong thiết kế

Mục đích của chuyên đề học tập giúp sinh viên có thêm thông tin về các xu hướng nghiên cứu và phát triển vật liệu mới, ứng dụng của chúng và cập nhật các công nghệ mới trong lĩnh vực vật liệu; Giúp cho người học có thêm những kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành, biết được những kiến thức và kỹ năng cần có để đáp ứng yêu cầu của công việc trong tương lai. Từ đó, người học có định hướng ngành nghề và có kế hoạch chuẩn bị cho những định hướng đó; Giúp người học có cơ hội trao đổi, trình bày những ý tưởng và nhận được những tư vấn cho ý tưởng, định hướng nghiên cứu.

Giao lưu trao đổi giữa lãnh đạo CECO với giảng viên và sinh viên

Ngoài việc tham gia kết hợp với bộ môn, khoa, trường trong công tác giảng dạy trên lớp, CECO luôn tạo điều kiện để các bạn sinh viên tại các trường Đại Học, Cao Đẳng được thực tập và trải nghiệm trong môi trường làm việc thực tế tại doanh nghiệp, giúp các bạn tích lũy thêm nhiều kiến thức thực tiễn và kinh nghiệm.

Là một đơn vị tư vấn nên tài sản quan trọng nhất chính là con người, CECO luôn ý thức được việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn là hết sức quan trọng trong bối cảnh thế giới luôn vận động, công nghệ đổi mới không ngừng. Để không bị bỏ lại phía sau, đưa đất nước ngày càng phát triển, thì sinh viên nói chung và sinh viên ngành kỹ thuật nói riêng là lực lượng đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường việc trang bị kiến thức học kết hợp thực tiễn cho sinh viên là rất cần thiết. CECO luôn mong được đóng góp một chút với nhà trường trong công tác “trồng người” để đào tạo ra đội ngũ kỹ sư kỹ thuật cao cho đất nước.

CECO xin chúc các bạn sinh viên hoàn thành và đạt kết quả học tập tốt trong thời gian tới.

Nguồn: Bộ phận Quản lý thông tin CECO

 

Sáng 10/02/2025, tại tại Hội trường tầng 3, tòa nhà VCCI, Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT).

Tham dự Lễ ký kết có ông Nguyễn Hữu Tú –Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem); ông Đào Nam Hải –Tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và ông Huỳnh Quang Liêm Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT) cùng sự chứng kiến của Chủ tịch Tập đoàn các bên.

 

Theo nội dung thỏa thuận, ba Tập đoàn sẽ tập trung hợp tác sâu rộng trong nhiều lĩnh vực:

Về phía Vinachem, Tập đoàn cung ứng các sản phẩm của ngành hóa chất như săm lốp, cao su kỹ thuật, pin ắc quy, hóa chất cơ bản, chất tẩy rửa… và một số hoạt động dịch vụ khác. Cụ thể: săm lốp của Công ty CP Cao su Đà Nẵng (DRC), Công ty CP Công nghiệp Cao su Miền Nam (CASUMINA); các sản phẩm ắc quy của Công ty CP Pin Ắc quy Miền Nam (PINACO); các sản phẩm sản xuất về hóa chất cơ bản như HCl, H2SO4, H3PO4, PAC… của các đơn vị như Công ty CP Hóa chất Cơ bản Miền Nam, Công ty CP Hóa chất Việt Trì; các sản phẩm chất tẩy rửa của Công ty CP Bột Giặt LIX (LIX), Công ty CP Xà phòng Hà Nội (HASO); Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ về tư vấn thiết kế công nghệ của Công ty CP Thiết kế Công nghiệp Hóa chất (CECO).

Về phía Petrolimex, Tập đoàn cung ứng các sản phẩm xăng dầu trên cơ sở ứng dụng các chương trình bán xăng dầu toàn quốc, bán buôn thông qua hệ thống cửa hàng, kho, bể…của các Công ty xăng dầu thành viên trực thuộc Petrolimex; Cung cấp các sản phẩm dầu nhờn và các sản phẩm hoá dầu của Tổng Công ty Hoá dầu Petrolimex (PLC); Cung cấp các sản phẩm khí hoá lỏng của Tổng Công ty Gas Petrolimex (PGC); Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ về tư vấn thiết kế, thi công xây lắp, cơ khí, công nghệ thông tin, tự động hoá, chuyển đổi số…của Tổng Công ty Xây lắp và Thương mại Petrolimex (PGCC) và các đơn vị thành viên.

Về phía VNPT, Tập đoàn cung ứng các sản phẩm dịch vụ thanh toán điện tử của VNPT, các dịch vụ hạ tầng nối mạng do VNPT thiết lập và cung cấp dịch vụ kết nối; Cung cấp Giải pháp dịch vụ số; đồng hành trong việc triển khai  các ứng dụng/ nền tảng công nghệ mới 4.0 (AI, Machine Learning…), các giải pháp tổng thể, đảm bảo an ninh an toàn mạng toàn diện vào các hoạt động SXKD; hiện thực hóa các mục tiêu chuyển đổi số của mình đúng lộ trình và đảm bảo hiệu quả tối ưu.

 

Phát biểu tại buổi Lễ, ông Phùng Quang Hiệp – Chủ tịch HĐTV Vinachem nhấn mạnh tầm quan trọng của thỏa thuận này. Ông cho rằng  thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Vinachem, Petrolimex và VNPT là bước đi mang tính đột phá, khẳng định vai trò tiên phong của ba tập đoàn trong việc kết nối sức mạnh, đổi mới và dẫn dắt ngành công nghiệp quốc gia. Đây không chỉ là sự hợp tác đơn thuần, mà là cam kết hành động để tối ưu hóa nguồn lực, mở rộng hệ sinh thái sản phẩm – dịch vụ, đẩy nhanh chuyển đổi số và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Ông tin tưởng rằng, bằng sự quyết tâm và tầm nhìn chiến lược, sự hợp tác này sẽ kiến tạo những giá trị bền vững, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ và góp phần định hình tương lai ngành công nghiệp Việt Nam.

Việc ký kết giữa ba Tập đoàn góp phần thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc phát huy vai trò nòng cốt của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Với uy tín và vị thế của ba tập đoàn trong nền kinh tế Việt Nam, thỏa thuận hợp tác chiến lược này được kỳ vọng sẽ mở ra những cơ hội phát triển mới, thúc đẩy các dự án tiềm năng mang lại lợi ích cho đất nước, và mở rộng cơ hội phát triển ra thị trường quốc tế.

– Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Với bề dày lịch sử hoạt động hơn 55 năm, Vinachem giữ vai trò đầu tàu, hoạt động đa lĩnh vực trong ngành công nghiệp hóa chất, bao gồm: Sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất phân bón và hóa chất; công nghiệp chế biến cao su; sản xuất và kinh doanh hóa chất cơ bản, hóa chất tiêu dùng, hóa dược, hóa dầu, điện hóa (sản xuất pin và ắc quy)… góp phần bảo đảm một số cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân, bảo đảm chiến lược an ninh lương thực quốc gia. Xuyên suốt quá trình hoạt động, Vinachem luôn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, đóng góp tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm nòng cốt để phát triển ngành công nghiệp hóa chất của đất nước.

– Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, là doanh nghiệp nhà nước được xếp hạng đặc biệt, có quy mô toàn quốc, bảo đảm phần lớn thị phần xăng dầu cả nước. Lĩnh vực kinh doanh chính của Petrolimex là xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, lọc – hóa dầu, đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác để kinh doanh các ngành nghề mà Petrolimex đang kinh doanh và các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật. Petrolimex luôn bảo đảm đầy đủ và kịp thời các chủng loại xăng dầu phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo đảm an ninh quốc phòng và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; Tiên phong trong việc áp dụng công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn đồng thời đảm bảo công tác an toàn, an ninh năng lượng, quản lý và kinh doanh có hiệu quả; Tập trung ưu tiên nghiên cứu và hoàn thiện các mô hình, phương án kinh doanh cũng như lựa chọn đối tác phù hợp để phát triển dịch vụ gia tặng tại hệ thống cửa hàng xăng dầu Petrolimex, tận dụng tối đa lợi thế chuỗi bán lẻ, làm gia tăng hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận.

– Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam, là Tập đoàn  cung cấp dịch vụ Viễn thông – Công nghệ thông tin – Truyền thông và Dịch vụ số sở hữu hạ tầng mạng lưới viễn thông hiện đại, rộng khắp, kết nối trực tiếp với hơn 240 quốc gia và trung tâm kinh tế, tài chính khu vực trên toàn thế giới. VNPT cũng là đơn vị duy nhất sở hữu mạng thông tin vệ tinh tại Việt Nam, đáp ứng được những yêu cầu cao nhất về an toàn thông tin của quốc gia cũng như nhu cầu dịch vụ đa dạng của khách hàng.

Nguồn tin: VINACHEM – Tập đoàn Hóa chất Việt nam.

Góp ý về dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi), nhiều đại biểu đã đề cập đến vấn đề ưu đãi đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp hóa chất.

Cần ưu đãi đầu tư, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hóa chất

Sáng 7/2/2025, tiếp tục phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung làm việc

Tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với định hướng giải trình, tiếp thu, chỉnh lý một số vấn đề lớn của dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) như tên gọi của Luật; quy định về chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất; trách nhiệm xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất; ưu đãi đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm, về sử dụng hóa chất; đăng ký và quản lý hóa chất mới, hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm, hàng hóa; xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và kế hoạch phòng ngừa, ứng phó với sự cố hóa chất cấp tỉnh.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng thống nhất với nhiều nội dung đã được các cơ quan tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, một số ý kiến của Thường trực Ủy ban Pháp luật đã được các cơ quan tiếp thu.

Liên quan đến ưu đãi đầu tư, ông Hoàng Thanh Tùng cho biết, khoản 1 Điều 7 của dự thảo luật hiện nay đang được tiếp thu theo hướng dự án đầu tư trong lĩnh vực hóa chất với một số điều kiện thì được hưởng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt theo quy định của Luật Đầu tư và quy định của luật khác có liên quan.

“Về nguyên tắc, chúng tôi đồng tình và đề nghị cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, đối chiếu với chủ trương của Đảng, các nghị quyết có liên quan để xác định rõ phạm vi và các dự án, loại hình dự án được hưởng chế độ hỗ trợ đầu tư đặc biệt” – ông Tùng nói.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, với những quy định như tại Điều 7, đề nghị phải có đánh giá để cần thiết phải sửa trong Luật Đầu tư. Bởi vì, khoản 2 Điều 20 của Luật Đầu tư hiện nay đã được sửa đổi, cập nhật đến thời điểm này thì không bao hàm những dự án đầu tư đang quy định trong Luật Hóa chất này và nếu như vậy thì quy định tại Điều 7 sẽ không thực hiện được, vì chỗ này có liên quan đến Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mà Quốc hội sẽ thông qua tại kỳ họp tới cùng với Luật Hóa chất (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay nêu với những ưu đãi đặc biệt về thuế thu nhập doanh nghiệp cho các dự án đầu tư được hưởng các ưu đãi đặc biệt chỉ viện dẫn đến khoản 2 Điều 20 của Luật Đầu tư.

Chúng ta có quy định hỗ trợ đầu tư đặc biệt ở Luật này nhưng Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp không quy định được hưởng ưu đãi, cũng không có giá trị. “Chúng tôi đề nghị phải có sự phối hợp với đồng bộ giữa các cơ quan Chính phủ với các cơ quan của Quốc hội trong việc hoàn thiện pháp Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp” – ông Tùng lưu ý.

Ông Tùng cũng cho biết, tại Kỳ họp thứ 8 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phát hành một văn bản gửi Chính phủ, đề nghị Chính phủ phải rà soát, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất về chính sách giữa các dự án luật cùng trình Quốc hội.

Bởi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp khi trình Kỳ họp thứ 8 là thu hẹp phạm vi và các đối tượng được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thu hẹp rất lớn, từ khoảng 100 nhóm ngành nghề ưu đãi theo địa bàn và theo ngành nghề xuống còn khoảng 30 nhóm.

Như vậy, đã lược bỏ rất nhiều những đối tượng khác cho nên nếu không sửa đồng bộ ở trong các luật và một số dự án luật khác cùng trình Kỳ họp thứ 8, trong đó có Luật Hóa chất thì mở rộng phạm vi ưu đãi ra, tức là đi theo 2 hướng hoàn toàn ngược lại nhau và cứ như vậy, tính thống nhất hệ thống pháp luật không đảm bảo, đồng thời, sẽ triệt tiêu lẫn nhau, triệt tiêu các quy định trong các luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh cũng bày tỏ quan điểm liên quan đến vấn đề ưu đãi đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp hóa chất, đây là một lĩnh vực rất quan trọng có ý nghĩa đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của chúng ta trong thời gian sắp tới.

Theo ông Lê Quang Mạnh, việc chúng ta thiết kế các ưu đãi dẫn chiếu sang Luật Đầu tư là đúng nguyên tắc, phù hợp, tại vì chúng ta thiết kế hệ thống luật để làm sao tránh trùng lắp và đồng bộ. Tuy nhiên, Luật Đầu tư hiện nay không chỉ có vấn đề về ưu đãi thuế, ngoài vấn đề ưu đãi về thuế còn có các ưu đãi khác, hiện nay quá trình thiết kế các ưu đãi này chưa thực sự đi được vào cuộc sống, vì có sự không đồng bộ giữa các luật.

Quay lại vấn đề về ưu đãi thuế mà Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9, ông Mạnh thông tin, trong quá trình làm với cơ quan soạn thảo là Bộ Tài chính, chúng tôi cũng đã đề cập rất nhiều đến các ưu đãi trong các lĩnh vực khác nhưng cơ quan chủ trì soạn thảo vẫn khẳng định quan điểm của Chính phủ là thu hẹp lại phạm vi của các lĩnh vực được ưu đãi thuế.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách mong muốn khi thiết kế Điều 7, ngoài nội dung để Luật Đầu tư quy định là phù hợp, nhưng nên có thêm nguyên tắc về các ưu đãi hay các biện pháp hỗ trợ khác để thúc đẩy ngành công nghiệp hóa chất có thể phát triển được trong thời gian tới. “Ví dụ, việc sử dụng quỹ hỗ trợ đầu tư cũng là một kênh rất hay để có thể hỗ trợ cho các địa phương khắc phục ô nhiễm về môi trường khi đầu tư các dự án hóa chất trọng điểm tại địa phương” – ông Mạnh gợi ý.

Đảm bảo chất lượng của dự án luật trình Quốc hội

Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát để đảm bảo ý kiến của các đại biểu Quốc hội, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp này và tại Thông báo Kết luận số 4255 ngày 17/9/2024 được tiếp thu và giải trình đầy đủ, thuyết phục; tiếp tục rà soát để đảm bảo thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, đáp ứng yêu cầu đặt ra khi sửa đổi luật và đảm bảo chất lượng của dự án luật trình Quốc hội.

Ngoài ra, các cơ quan cần tiếp tục rà soát để đảm bảo thống nhất và tính khả thi trong hệ thống pháp luật và lưu ý quan hệ với các luật, nhất là Luật Đầu tư, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Quảng cáo, Luật Bảo vệ Môi trường và Luật Phòng thủ dân sự; đảm bảo việc thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, Quốc hội trong công tác xây dựng Luật. Thực hiện nghiêm các quy định của Nghị quyết 27 và Quy định 178.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Lê Quang Mạnh

Đối với những nội dung còn ý kiến khác nhau thì các cơ quan cần cân nhắc, nghiên cứu theo hướng đề xuất của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, giao Chính phủ quy định để đảm bảo linh hoạt và phù hợp với chủ trương đổi mới trong xây dựng luật, không quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, không luật hóa nghị định, thông tư.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cũng lưu ý tiếp tục rà soát thêm để thể chế hóa đầy đủ hơn Kết luận 36 của Bộ Chính trị về xây dựng và triển khai lộ trình cấm sử dụng các loại hóa chất độc hại, ô nhiễm nguồn nước và Kết luận 81 của Bộ Chính trị về yêu cầu thực hiện đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng công bằng.

Bên cạnh đó, cần rà soát thêm các quy định liên quan đến cơ chế cấp phép nhanh đối với hóa chất mới sử dụng trong trường hợp khẩn cấp để đảm bảo việc quản lý hóa chất, yêu cầu an toàn hóa chất nhưng đồng thời đáp ứng nhu cầu cấp thiết.

“Tinh thần chung là đảm bảo giảm thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí, tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp nhưng đảm bảo được quản lý theo mục tiêu đối với lĩnh vực đặc biệt này” – Phó Chủ tịch Quốc hội nói.

Mặt khác, tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định liên quan đến xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp để đảm bảo tương thích, phù hợp với pháp luật về quy hoạch, không để xảy ra vướng mắc khi thực hiện vấn đề quy hoạch hóa chất.

Ngoài các nội dung trên, các thành viên trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng tham gia nhiều ý kiến cụ thể vào các điều, khoản trong luật, đề nghị cơ quan thẩm tra, cơ quan chủ trì soạn thảo Luật tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến.

Do vậy, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ để hoàn thiện dự thảo Luật và các tài liệu liên quan, thực hiện các công việc theo quy định. Hoàn chỉnh hồ sơ dự án Luật trình Quốc hội xem xét, quy định.

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan soạn thảo, các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì thẩm tra để hoàn thiện báo cáo tiếp thu, giải trình dự thảo Luật.

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao sự chủ động, tích cực của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Công Thương, các Bộ, cơ quan hữu quan trong việc nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật và các tài liệu báo cáo giải trình được chuẩn bị cơ bản đầy đủ.

Nguồn tin: CÔNG THƯƠNG

Market

PROJECTS

CECO's core values are Trust and Knowledge. The characteristics of CECO's culture and people are Responsibility, Cooperation, and Loyalty.

CERTIFICATES AND CERTIFICATIONS

CECO has undertaken and is currently implementing many projects that are highly appreciated by the project owners.
The efficient projects have been recognized with commendations, medals, and awards from the government, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Agriculture and Rural Development, and the Vietnam Chemical Group.

CUSTOMERS AND PARTNERS

The Industrial Chemical Design Joint Stock Company has expanded its relationships with international partners such as:
TECHNIP (France), Unilever (UK), M+W Group (Germany), Snamprogetti (Italy), Fluor Daniel (USA), Hyundai (South Korea), Mitsui Toatsu (Japan), TODA (Japan), JGC (Japan), TOMEN (Japan), INOUE (Japan), AJINOMOTO (Japan), TTCL (Thailand), Ching Fong Company (Taiwan), and industrial design companies in Guangzhou, Yunnan, Nanning, Wuhan, Beijing (China)... to exchange information and collaborate on consulting and design work for some projects in Vietnam.

0
PROVINCES
0
COMPLETED PROJECTS