OVERVIEW

Chemical Industry Engineering Joint Stock Company (CECO) was established in 1967 as a member of the Vietnam National Chemical Group. With over 55 years of experience in providing investment consulting services (including legal consulting in accordance with Vietnamese regulations), Environmental Impact Assessment, Engineering Design, EPC general contractor, EPCm, PMC, in many industrial sectors: chemicals, industrial gases, fertilizers, petroleum, energy & utilities, environment & waste treatment, life science, pharmaceuticals, mining & mineral processing, renewable energy, rubber, and other products.

FEATURED NEWS

CECO updates news and shares about the industry to provide useful information for readers.

Thực trạng xây dựng và áp dụng chính sách pháp luật trong quản lý công nghệ; Những khó khăn, đề xuất của doanh nghiệp trong việc tiếp cận, ứng dụng và phát triển công nghệ; Chính sách về thẩm định và chuyển giao công nghệ và định hướng cải thiện khung pháp lý về hoạt động này trong thời gian tới… là những nội dung được trao đổi tại Diễn đàn Chính sách quản lý công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội diễn ra ngày 30/9/2024 tại Hà Nội.
Diễn đàn nằm trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024, được đồng chủ trì bởi Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, nhằm tạo ra một không gian đối thoại, thảo luận sâu rộng giữa các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo.
Đây là cơ hội để các bên cùng nhau trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, ý tưởng và tầm nhìn về các chính sách và chương trình hỗ trợ, thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo, hướng tới phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
Các đại biểu Diễn đàn.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Minh cho biết: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, từng bước chuyển sang dựa vào ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST), việc ứng dụng chuyển giao công nghệ và ĐMST có vai trò quan trọng nhằm nâng cao năng suất chất lượng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tác động sâu rộng và mạnh mẽ, trình độ và năng lực công nghệ là yếu tố then chốt để doanh nghiệp tạo được sản phẩm dịch vụ có tính cạnh tranh vượt trội đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Mặt khác cạnh tranh thương mại giữa các nền kinh tế trong thời gian gần đây dẫn đến gia tăng các biện pháp tăng cường bảo hộ cạnh tranh khốc liệt về công nghệ cùng với những đòi hỏi mục tiêu phát triển bền vững là những yếu tố thực tiễn đã đặt ra cho doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải có giải pháp cốt yếu để hấp thụ và đổi mới công nghệ, tiến tới tự chủ được công nghệ và vượt qua khó khăn thách thức.
Đại hội lần thứ XIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định, KH&CN là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại. Tại Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp tục khẳng định, KH,CN&ĐMST là đột phá để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Quan điểm này thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng về vai trò của KH&CN trong tiến trình phát triển đất nước, trong đó lấy tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, chuyển dần từ gia tăng số lượng các yếu tố đầu vào của sản xuất sang tăng năng suất chất lượng lao động, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ ĐMST của doanh nghiệp.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Minh phát biểu khai mạc Diễn đàn.
Thứ trưởng Hoành Minh nhấn mạnh, với chủ trương lấy doanh nghiệp là trung tâm của ĐMST quốc gia, thời gian qua Bộ KH&CN đã đẩy mạnh hoạt động ứng dụng chuyển giao và phát triển công nghệ, hướng dẫn hỗ trợ các địa phương đánh giá trình độ và năng lực công nghệ của doanh nghiệp với một số ngành chủ lực, mũi nhọn. đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, triển khai các chương trình KH&CN quốc gia, xác định tìm kiếm chuyển giao công nghệ của các địa phương, doanh nghiệp, từ đó hỗ trợ tìm kiếm giới thiệu kết nối nguồn cung công nghệ của nước ngoài. Đồng thời, Bộ KH&CN cũng thiết lập và tăng cường gắn kết chặt chẽ với các viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy hoạt động ứng dụng chuyển giao đổi mới công nghệ ĐMST trong các ngành, lĩnh vực sản xuất và kinh doanh.
Các đại biểu tham luận tại Diễn đàn.
Tại Diễn đàn các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp đã trao đổi, thảo luận những nội dung chính như: Thực trạng xây dựng và áp dụng chính sách pháp luật trong quản lý công nghệ hiện nay của Việt Nam; Những khó khăn, đề xuất của doanh nghiệp trong việc tiếp cận, ứng dụng và phát triển công nghệ; Chính sách về thẩm định và chuyển giao công nghệ theo pháp luật hiện hành và định hướng cải thiện khung pháp lý về hoạt động này trong thời gian tới, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững, giúp các doanh nghiệp tiếp cận với các giải pháp công nghệ tiên tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động và gia tăng giá trị sản phẩm; Cơ chế, chính sách KH&CN thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ xanh, giảm phát thải khí nhà kính hướng tới Net Zero bao gồm việc hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ tiên tiến, tạo điều kiện cho khu vực tư nhân và cộng đồng cùng tham gia vào quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững và giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu; Giới thiệu Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu KH&CN phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam”…
Các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp trao đổi tại Diễn đàn.
Theo đó, đây là cơ hội để các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các trường đại học kết nối với doanh nghiệp, cùng nhau tìm ra những giải pháp công nghệ thiết thực, góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ và phát triển hệ sinh thái ĐMST tại Việt Nam.
Nguồn tin: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN.

BDK.VN – Chiều 2-10-2024, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo với chủ đề “Năng lượng mới (LNM) và năng lượng tái tạo (NLTT) – Tiềm năng và nguồn lực đầu tư”. Đây là 1 trong các chuỗi sự kiện quan trọng trong Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre năm 2024.

Quyền Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Thị Hoàng Yến, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung tham dự hội thảo. 

Quyền Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Thị Hoàng Yến, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Cảnh chủ trì hội thảo.

Ủy viên Bộ Chính trị – Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; các tổ chức tài chính quốc tế, các tập đoàn kinh tế trong, ngoài nước; các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng; lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND các tỉnh, sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, TP. Bến Tre tham dự.

 

Quyền Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Thị Hoàng Yến, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam đón tiếp Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tham dự hội thảo. 

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam cho biết, Bến Tre có bờ biển dài 65km, tiềm năng lớn để phát triển các dự án NLTT, NLM, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương. Hiện tại, Bến Tre đang tập trung phát triển cũng như chuẩn bị cơ sở hạ tầng, nguồn lực để phát triển năng lượng sạch như: Năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, năng lượng khí và đặc biệt là NLM hydro xanh.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam phát biểu khai mạc hội thảo

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã xác định mục tiêu phấn đấu xây dựng tỉnh Bến Tre trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2025 và của cả nước vào năm 2030. Trong đó, mục tiêu tổng quát là mở rộng không gian phát triển về hướng Đông với các loại hình kinh tế biển.

Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15-5-2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đề ra quan điểm chỉ đạo “coi phát triển NLTT, NLM là cơ hội để phát triển tổng thể hệ sinh thái công nghiệp năng lượng”, “phát triển điện phải bám sát xu thế phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, nhất là về NLTT, NLM, gắn với quá trình chuyển đổi nền kinh tế đất nước theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế các-bon thấp” và Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 7-2-2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu chính là “Phát triển hệ sinh thái năng lượng hydrogen của Việt Nam dựa trên NLTT, bao gồm sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, phân phối, sử dụng trong nước và xuất khẩu với hạ tầng đồng bộ, hiện đại để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, thực hiện mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 theo lộ trình và cam kết của Việt Nam trong chuyển đổi năng lượng bền vững”.

Để có thêm luận cứ và cơ sở khoa học cho định hướng phát triển hệ sinh thái năng lượng Hydrogen gắn liền với đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Hội thảo “NLM và NLTT – Tiềm năng và nguồn lực đầu tư” sẽ góp phần truyền tải thông điệp, định hướng phát triển của tỉnh về NLM, NLTT và Hydro xanh. Qua đó, giúp quảng bá tiềm năng lợi thế, định hướng phát triển NLTT của tỉnh đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước đồng thời qua hội thảo, tỉnh Bến Tre hy vọng được các nhà khoa học, các diễn giả quốc tế chia sẻ kinh nghiệm và triển khai các tiêu chuẩn của quốc tế về NLTT, NLM nhất là điện gió ngoài khơi và dự án Hydro xanh.

“Chúng tôi mong muốn qua hội thảo, các tư liệu, luận cứ khoa học sẽ được thảo luận, phân tích để cùng chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm trong triển khai, các tiêu chuẩn quốc tế về dự án Hydro xanh như: Giải pháp kỹ thuật và tài chính cho sản xuất Hydro xanh từ điện mặt trời và điện gió, đánh giá lựa chọn công nghệ và thiết bị sản xuất hydro/amoniac xanh. Đồng thời, tăng cường kêu gọi, sử dụng có hiệu quả các cam kết hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các nguồn tín dụng xanh, tín dụng khí hậu, trái phiếu xanh và một số giải pháp để nghiên cứu phát triển cho các dự án sản xuất hydro dự kiến đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre”, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam kỳ vọng.

 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng phát biểu.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đã thông tin về chiến lược phát triển NLTT và hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, trong đó, nhấn mạnh chuyển dịch năng lượng, với định hướng giảm dần tỷ trọng nguồn nhiên liệu sử dụng hóa thạch trong sản xuất điện sang NLM, NLTT là xu thế tất yếu hiện nay trên thế giới.

Bến Tre là địa phương có tiềm năng phát triển các nguồn NLTT, NLM rất đa dạng và phong phú, gồm: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng từ sinh khối, rác thải, hydrogen xanh, ammoniac xanh… Theo Quy hoạch điện VIII và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Bến Tre được quy hoạch phát triển các nguồn điện NLTT.

Để đạt các mục tiêu theo quy hoạch về phát triển năng lượng sạch, NLTT của Việt Nam nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho rằng, trong thời gian tới cần xem xét, triển khai một số giải pháp như: Tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch, công khai quy hoạch, danh mục dự án đầu tư, xóa bỏ mọi rào cản để thu hút, khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư, phát triển các dự án NLTT, NLM.

Xây dựng cơ chế đầu tư thông thoáng, cải cách thủ tục hành chính để thúc đẩy đầu tư. Khuyến khích, thu hút đầu tư nước ngoài có quy mô, chất lượng, hiệu quả đối với các dự án NLTT, NLM.

Rà soát, điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích phát triển NLTT, NLM, chống đầu cơ, trục lợi, lợi ích nhóm trong phát triển NLTT, NLM. Thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn.

Đặc biệt, các doanh nghiệp có dự án năng lượng xanh. Hoàn thiện chính sách thuế khuyến khích sản xuất, sử dụng năng lượng sạch, NLTT. Tạo cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp năng lượng tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.

Tiếp tục triển khai chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, trọng tâm là nghiên cứu chế tạo thiết bị năng lượng và ứng dụng các dạng NLM, NLTT.

Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia phát triển, các tổ chức quốc tế, tăng cường kêu gọi đầu tư, xây dựng các chính sách hỗ trợ nhà đầu tư để thu hút đầu tư, nhanh chóng tiếp cận và chuyển giao các công nghệ mới, hiện đại về nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất và sử dụng năng lượng sạch, NLTT.

Tập trung thu hút các nhà đầu tư có năng lực, uy tín đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp, khu chế suất sạch, sinh thái, thông minh, nhắm tới mục tiêu sử dụng năng lượng sạch, NLTT trong sản xuất, kinh doanh.

Tăng cường liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp nội địa trong chuỗi cung ứng, nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng sạch và NLTT đáp ứng nhu cầu phát triển và đảm bảo an ninh năng lượng.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền và cộng đồng về phát triển năng lượng sạch, NLTT. Khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư tài chính cho các lĩnh vực hoạt động này.

Tại hội thảo, đại biểu đã thảo luận, phân tích, chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm về giải pháp kỹ thuật và tài chính cho sản xuất hydro xanh từ điện mặt trời và điện gió; đánh giá lựa chọn công nghệ và thiết bị sản xuất hydro/amoniac xanh. Đồng thời, tăng cường kêu gọi, sử dụng có hiệu quả các cam kết hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các nguồn tín dụng xanh, tín dụng khí hậu, trái phiếu xanh và một số giải pháp để nghiên cứu phát triển cho các dự án sản xuất hydro dự kiến đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre…

Phát biểu chỉ đạo hội thảo, Ủy viên Bộ Chính trị – Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đánh giá cao sáng kiến tổ chức hội thảo, thể hiện tầm nhìn về việc chuyển đổi sang phát triển kinh tế xanh là xu thế tất yếu và là mục tiêu mà Việt Nam đang hướng đến, nhằm thực hiện định hướng phát triển theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đây là con đường phải đi trong tương lai, không có con đường lựa chọn khác.

 

Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu chỉ đạo hội thảo

Bến Tre tổ chức Hội thảo “NLM và NLTT – Tiềm năng và nguồn lực đầu tư” hôm nay, đã cho thấy sự quyết tâm của tập thể lãnh đạo tỉnh về định hướng phát triển NLTT trong thời gian tới, cũng thể hiện thông điệp rõ ràng về các chính sách, nhằm thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư trong phát triển nguồn năng lượng sạch, năng lượng xanh. Toàn hệ thống chính trị và nhân dân tỉnh Bến Tre thể hiện tinh thần phấn đấu cùng khát vọng vươn lên với các công trình điện gió được xây dựng từ vùng đất còn nhiều khó khăn.

Thời gian qua, Đảng và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm khuyến khích phát triển nguồn NLTT. Tuy nhiên, hiện năng lượng gió, năng lượng mặt trời còn vướng hạ tầng pháp lý cần phải hoàn thiện, nhằm hướng tới mục tiêu được xác định là …”xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn NLTT, nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hóa thạch; ưu tiên sử dụng năng lượng gió và mặt trời cho phát điện… Hình thành và phát triển một số trung tâm NLTT tại các vùng và các địa phương có lợi thế”.

 

Quyền Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Thị Hoàng Yến tặng hoa cho Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình.

“Con đường đi, sự lựa chọn đúng, Bến Tre cũng như các tỉnh tiếp tục phát triển kinh tế xanh. Các bộ, ngành, nhà khoa học, các nhà đầu tư, các tỉnh tham dự có những đề xuất, chia sẻ các nội dung cốt lõi, cơ bản về định hướng phát triển NLM, NLTT; các tiềm năng và cơ hội đầu tư sâu rộng trong lĩnh vực này tại tỉnh Bến Tre nói riêng và cả nước nói chung để đúc kết những kinh nghiệm quý báu, quan trọng, làm cơ sở ứng dụng vào thực tiễn. Đồng thời, chủ động đề xuất Chính phủ, các bộ, ngành những chủ trương phù hợp, nhằm đưa ngành NLTT, NLM của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung phát triển mạnh mẽ trong tương lai”, Ủy viên Bộ Chính trị – Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh.

 

Phiên tọa đàm giữa doanh nghiệp và các chuyên gia về hydro xanh, công nghệ, tài chính và chính sách phát triển.

Sau hội thảo đã diễn ra tọa đàm về chủ đề “Công nghệ vận chuyển và lưu trữ Hydro xanh/Ammonia xanh”. Bà Huỳnh Thị Kim Quyên (Winnie Huynh) – Tổng giám đốc The Green Solutions chủ trì phiên tọa đàm.

Nguồn tin: Đồng Khởi.

Sáng 30/9/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Chính sách quản lý công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Diễn đàn nằm trong khuôn khổ Sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024, được đồng chủ trì bởi Bộ Khoa học và Công nghệ và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, nhằm tạo ra một không gian đối thoại, thảo luận sâu rộng giữa các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Minh phát biểu tại diễn đàn

Thứ trưởng Hoàng Minh nhấn mạnh: “Với sự tham gia nhiệt tình và tâm huyết của các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và các đơn vị tham dự, diễn đàn đem lại nhiều ý tưởng và giải pháp thiết thực, góp phần thúc đẩy thúc đẩy chuyển giao công nghệ và phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và công nghệ tại Việt Nam”.

Đây là cơ hội để các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các trường đại học kết nối với doanh nghiệp, cùng nhau tìm ra những giải pháp công nghệ thiết thực, góp phần giải quyết những thách thức trong quá trình sản xuất và kinh doanh và hướng tới Net Zero tại Việt Nam.

Ông Hoàng Linh – Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ trình bày tham luận

Tại diễn đàn, CECO tham gia đóng góp một tham luận với chủ đề “Chính sách và vai trò hoạt động thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ đối với các dự án đầu tư” và được mời làm diễn giả cùng các chuyên gia, cơ quan chức năng tham gia giải đáp các vấn đề liên quan đến Chính sách quản lý công nghệ, thảo luận về các chính sách quản lý công nghệ hiện tại và những khó khăn, đề xuất của doanh nghiệp trong việc tiếp cận, ứng dụng và phát triển công nghệ trên thực tế.

Bà Nguyễn Thị Vân Anh – Tổng Giám đốc CECO trình bày tham luận

Với tư cách là Doanh nghiệp hoạt động tư vấn, CECO đã và đang tư vấn cho rất nhiều chủ đầu tư về việc lựa chọn giải pháp công nghệ cho dự án, cũng như hỗ trợ chủ đầu tư trong công tác làm việc, giải trình và bảo vệ phương án công nghệ trước các cơ quan thẩm định Dự án đầu tư nói chung và thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ nói riêng.

CECO nhận thấy việc lựa chọn công nghệ đối với mỗi dự án rất cần thiết, tối quan trọng, thậm chí quyết định sự thành – bại của cả dự án và quyết định đầu tư của Chủ đầu tư. Chính vì vậy, vai trò thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ đối với các dự án của cơ quan chức năng có thẩm quyền càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phê duyệt dự án đầu tư.

Các diễn giả tham gia thảo luận tại Diễn đàn

Trong khuôn khổ diễn đàn dưới góc nhìn của đơn vị tư vấn, CECO cũng đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm như: Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích và thu xếp nguồn lực để đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ tham gia công tác thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ; Cập nhật danh mục các công nghệ mới, khuyến khích chuyển giao, hạn chế và cấm chuyển giao trong các văn bản pháp quy; Xem xét điều chỉnh bước thẩm định và nội dung thẩm định ở từng giai đoạn thực hiện dự án.

Các ý kiến đóng góp của CECO một mặt giúp cơ quan nhà nước hoàn thiện hơn nữa thể chế, khung pháp lý cho hoạt động thẩm định công nghệ, mặt khác tháo gỡ phần nào khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong hoạt động thẩm định dự án liên quan đến vấn đề công nghệ để khuyến khích các chủ đầu tư áp dụng các công nghệ mới, hiện đại, thân thiện với môi trường, hướng tới phát triển xanh, bền vững.

Diễn đàn Chính sách quản lý công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. là cơ hội để các bên cùng nhau trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, ý tưởng và tầm nhìn về các chính sách và chương trình hỗ trợ, thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo, hướng tới phát triển kinh tế – xã hội bền vững.

Một số hình ảnh tại Diễn đàn:

 

Nguồn tin: Bộ phận QLTT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Market

PROJECTS

CECO's core values are Trust and Knowledge. The characteristics of CECO's culture and people are Responsibility, Cooperation, and Loyalty.

CERTIFICATES AND CERTIFICATIONS

CECO has undertaken and is currently implementing many projects that are highly appreciated by the project owners.
The efficient projects have been recognized with commendations, medals, and awards from the government, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Agriculture and Rural Development, and the Vietnam Chemical Group.

CUSTOMERS AND PARTNERS

The Industrial Chemical Design Joint Stock Company has expanded its relationships with international partners such as:
TECHNIP (France), Unilever (UK), M+W Group (Germany), Snamprogetti (Italy), Fluor Daniel (USA), Hyundai (South Korea), Mitsui Toatsu (Japan), TODA (Japan), JGC (Japan), TOMEN (Japan), INOUE (Japan), AJINOMOTO (Japan), TTCL (Thailand), Ching Fong Company (Taiwan), and industrial design companies in Guangzhou, Yunnan, Nanning, Wuhan, Beijing (China)... to exchange information and collaborate on consulting and design work for some projects in Vietnam.

0
PROVINCES
0
COMPLETED PROJECTS