NEWS

Doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng khi thực thi RCEP

ơ hội không nhỏ từ RCEP

Được ký kết ngày 15/11, RCEP là hiệp định thương mại tự do có quy mô lớn nhất hiện nay mà Việt Nam tham gia. RCEP bao phủ 30% dân số thế giới, chiếm 32% GDP toàn cầu. Đến nay, hiệp định này chưa có hiệu lực, do cần có ít nhất 6 nước ASEAN và 3 nước ngoài khối phê chuẩn. Gần đây nhất, Trung Quốc đã phê chuẩn RCEP vào ngày 8/3.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia đây chính là thời gian DN cần có sự tìm hiểu, chuẩn bị kỹ về chiến lược để sẵn sàng tận dụng cơ hội và thích ứng các thách thức khi RCEP có hiệu lực.

Phát biểu tại hội thảo “Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và hàm ý chiến lược kinh doanh cho DN trong bối cảnh mới” hôm nay 25/3, ông Huỳnh Minh Vũ – Phó Giám đốc – Trung tâm hỗ trợ Hội nhập Quốc tế TP. Hồ Chí Minh (CIIS) nhận định: RCEP mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu, giúp Việt Nam kết nối tốt hơn chuỗi cung ứng toàn cầu so với các FTA khác. Với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và áp dụng một quy tắc xuất xứ chung giữa 15 nước (thay vì áp dụng năm bộ quy tắc xuất xứ theo năm hiệp định tự do thương mai của ASEAN+1 như hiện nay) giữa tất cả các bên tham gia cũng như tăng cường các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, việc thiết lập Hiệp định này sẽ tạo cơ hội để phát triển các chuỗi cung ứng mới trong khu vực mà DN Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia.

Hiệp định RCEP sẽ giúp thiết lập thị trường xuất khẩu của ASEAN ổn định lâu dài. Trước tình hình thế giới đầy biến động gây ra những xáo trộn về chuỗi cung ứng trong những năm gần đây, việc hình thành một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới theo RCEP sẽ tạo ra một thị trường xuất khẩu ổn định dài hạn cho Việt Nam, qua đó góp phần thực hiện chính sách xây dựng nền sản xuất định hướng xuất khẩu.

DN cần chuẩn bị sẵn sàng khi thực thi RCEP

Ông Châu Việt Bắc – Phó tổng thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đánh giá ngoài môi trường thông thoáng, RCEP cũng đặt ra các quy tắc chặt chẽ và thách thức cho DN.

Vì thế, về chiến lược, theo ông Nguyễn Anh Dương – Trưởng ban Nghiên cứu Tổng hợp – Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM): không nên tách rời RCEP với hiệp định khác, vì nó là một phần của tiến trình hội nhập. Cùng với RCEP, các DN cũng cần phải khai thác các sân chơi khác như CPTPP, EVFTA… khi mà cơ hội mang đến không hề nhỏ.

Ông Trần Ngọc Bình – Trưởng phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực TP. Hồ Chí Minh- Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhấn mạnh: các DN xuất khẩu phải đặc biệt chú ý đến các nội dung liên quan đến quy tắc xuất xứ được quy định trong RCEP có những điểm mới khác biệt về quy tắc xuất xứ so với các FTA khác mà Việt Nam đang thực thi. Ví dụ về thực hiện quy tắc xuất xứ với một số mặt hàng Việt Nam (dệt may, thủy sản chế biến…) có lợi thế cho DN khi xuất qua các quốc gia thành viên RCEP. Các quy định về quy tắc xuất xứ trong RCEP có một số điểm mới nhưng lại không quá khó cho DN xuất khẩu khi thực thi, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam, góp phần giúp DN tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng khu vực.

Ngoài ra, để khai thác hiệu quả RCEP, DN không chỉ quan tâm riêng cam kết của Việt Nam mà còn phải xem chúng ta cam kết gì với 14 đối tác còn lại. Ngoài các lợi ích, DN trong nước cũng cần chủ động nắm bắt và chuẩn bị trước về các tác động bất lợi mà Hiệp định RCEP gây ra, nhất là việc gia tăng cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa. Bởi khi thực thi các cam kết một mặt là hàng hóa của chúng ta có khả năng xuất khẩu sang nước khác, nhưng thị trường Việt Nam cũng sẽ phải đón nhận hàng hóa từ nước ngoài. Do đó, DN phải có hai chiến lược. Về ngắn hạn, các DN phải chuẩn bị củng cố thị trường trong nước, nâng cao chất lượng mặt hàng, nhận diện thương hiệu của mình chuẩn xác. Với chiến lược tấn công, DN phải xây dựng kế hoạch mở cửa thị trường, thậm chí thị trường quen với mặt hàng có lợi thế.

Nguồn tin: Báo Công Thương 

TIN TỨC LIÊN QUAN