Chính phủ đặt mục tiêu cao cho năm 2019
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2019. Theo đó, Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt khoảng 6,8% năm 2019.
Dựa vào mục tiêu này, Thủ tướng chỉ đạo các địa phương cần căn cứ số liệu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2018 của các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư do Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, đồng thời căn cứ vào điều kiện thực tế ở địa phương, ước thực hiện cả năm và dự báo triển vọng phát triển để xác định chỉ tiêu GRDP năm 2019 cho phù hợp.
Cũng tại Chỉ thị này, Chính phủ đề ra chỉ tiêu tỷ lệ huy động từ thuế, phí vào NSNN đạt khoảng 21% GDP. Dự toán thu nội địa (không kể thu từ dầu thô, thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức và lợi nhuận sau thuế) năm 2019 bình quân chung cả nước tăng tối thiểu 12 – 14% so với đánh giá ước thực hiện năm 2018. Còn dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng bình quân tối thiểu 4 – 6% so với đánh giá ước thực hiện năm 2018.
Trên tinh thần triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, minh bạch, Thủ tướng yêu cầu việc xây dựng dự toán chi NSNN năm 2019 phải phù hợp với các mục tiêu cơ cấu lại ngân sách giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị, các Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị T.Ư 6 (Khóa XII), các Nghị quyết số 25/2016/QH14, số 26/2016/QH14 của Quốc hội; đồng thời thực hiện ngay từ khâu xác định nhiệm vụ; chủ động sắp xếp thứ tự các nhiệm vụ chi ưu tiên theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện trong năm 2019…
Những mục tiêu trên được Chính phủ đặt ra dựa trên tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, cũng như đánh giá những tác động của kinh tế thế giới trong năm 2017 và đặc biệt là những tháng đầu năm 2018.
Thuận lợi, khó khăn đang đan xen
Diễn biến kinh tế 5 tháng đầu năm 2018 đang được đánh giá có nhiều yếu tố thuận lợi. Tiếp tục đóng góp tích cực vào tình hình phát triển kinh tế của đất nước trong 5 tháng qua, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp đã tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2017, cao hơn mức tăng 6,6% của cùng kỳ năm 2017 so với năm 2016. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục tăng trưởng cao 11,8%, đóng góp 9 điểm phần trăm vào mức tăng chung.
Xét trên bình diện cả nước, chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm 2018 của hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chỉ số sản xuất của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn có mức tăng cao, như: Hải Phòng tăng 23,8%; Bắc Ninh tăng 22,2%; Thái Nguyên tăng 12,1%; Vĩnh Phúc tăng 11,7%; Hải Dương tăng 10,1%; Bình Dương và Đồng Nai cùng tăng 8,2%; Đà Nẵng tăng 8%; Hà Nội tăng 7,8%; Cần Thơ tăng 7,3%; Quảng Ninh tăng 6,8%; TP. Hồ Chí Minh tăng 6%…
Cùng với những tín hiệu khởi sắc của sản xuất công nghiệp, tình hình thành lập doanh nghiệp mới cũng khả quan hơn. 5 tháng qua, cả nước có 52,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký 516,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% về số doanh nghiệp và tăng 6,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2019. Theo đó, Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt khoảng 6,8% năm 2019.
Dựa vào mục tiêu này, Thủ tướng chỉ đạo các địa phương cần căn cứ số liệu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2018 của các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư do Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, đồng thời căn cứ vào điều kiện thực tế ở địa phương, ước thực hiện cả năm và dự báo triển vọng phát triển để xác định chỉ tiêu GRDP năm 2019 cho phù hợp.
Cũng tại Chỉ thị này, Chính phủ đề ra chỉ tiêu tỷ lệ huy động từ thuế, phí vào NSNN đạt khoảng 21% GDP. Dự toán thu nội địa (không kể thu từ dầu thô, thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức và lợi nhuận sau thuế) năm 2019 bình quân chung cả nước tăng tối thiểu 12 – 14% so với đánh giá ước thực hiện năm 2018. Còn dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng bình quân tối thiểu 4 – 6% so với đánh giá ước thực hiện năm 2018.
Trên tinh thần triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, minh bạch, Thủ tướng yêu cầu việc xây dựng dự toán chi NSNN năm 2019 phải phù hợp với các mục tiêu cơ cấu lại ngân sách giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị, các Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị T.Ư 6 (Khóa XII), các Nghị quyết số 25/2016/QH14, số 26/2016/QH14 của Quốc hội; đồng thời thực hiện ngay từ khâu xác định nhiệm vụ; chủ động sắp xếp thứ tự các nhiệm vụ chi ưu tiên theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện trong năm 2019…
Những mục tiêu trên được Chính phủ đặt ra dựa trên tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, cũng như đánh giá những tác động của kinh tế thế giới trong năm 2017 và đặc biệt là những tháng đầu năm 2018.
Thuận lợi, khó khăn đang đan xen
Diễn biến kinh tế 5 tháng đầu năm 2018 đang được đánh giá có nhiều yếu tố thuận lợi. Tiếp tục đóng góp tích cực vào tình hình phát triển kinh tế của đất nước trong 5 tháng qua, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp đã tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2017, cao hơn mức tăng 6,6% của cùng kỳ năm 2017 so với năm 2016. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục tăng trưởng cao 11,8%, đóng góp 9 điểm phần trăm vào mức tăng chung.
Xét trên bình diện cả nước, chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm 2018 của hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chỉ số sản xuất của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn có mức tăng cao, như: Hải Phòng tăng 23,8%; Bắc Ninh tăng 22,2%; Thái Nguyên tăng 12,1%; Vĩnh Phúc tăng 11,7%; Hải Dương tăng 10,1%; Bình Dương và Đồng Nai cùng tăng 8,2%; Đà Nẵng tăng 8%; Hà Nội tăng 7,8%; Cần Thơ tăng 7,3%; Quảng Ninh tăng 6,8%; TP. Hồ Chí Minh tăng 6%…
Cùng với những tín hiệu khởi sắc của sản xuất công nghiệp, tình hình thành lập doanh nghiệp mới cũng khả quan hơn. 5 tháng qua, cả nước có 52,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký 516,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% về số doanh nghiệp và tăng 6,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.
Nếu tính cả 902,2 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong 5 tháng năm 2018 là trên 1,4 triệu tỷ đồng. Ngoài ra, cả nước có 13,2 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.
Tổng thu NSNN từ đầu năm đến thời điểm 15/5/2018 ước đạt 490,2 nghìn tỷ đồng, bằng 37,2% dự toán năm, trong đó, thu nội địa đạt 394,5 nghìn tỷ đồng, bằng 35,9%. Tổng chi NSNN ước đạt 470,3 nghìn tỷ đồng, bằng 30,9% dự toán năm, trong đó, chi thường xuyên đạt 339,5 nghìn tỷ đồng, bằng 36,1%; chi đầu tư phát triển đạt 82,6 nghìn tỷ đồng, bằng 20,7%; chi trả nợ lãi 46,3 nghìn tỷ đồng, bằng 41,1%.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, bên cạnh những thuận lợi, Chính phủ đã nhận thấy rõ những thách thức đối với nền kinh tế hiện nay. Mặc dù chỉ số sản xuất ngành công nghiệp đạt cao nhưng ngành chế biến, chế tạo đang có xu hướng tăng chậm lại.
Tổng thu NSNN từ đầu năm đến thời điểm 15/5/2018 ước đạt 490,2 nghìn tỷ đồng, bằng 37,2% dự toán năm, trong đó, thu nội địa đạt 394,5 nghìn tỷ đồng, bằng 35,9%. Tổng chi NSNN ước đạt 470,3 nghìn tỷ đồng, bằng 30,9% dự toán năm, trong đó, chi thường xuyên đạt 339,5 nghìn tỷ đồng, bằng 36,1%; chi đầu tư phát triển đạt 82,6 nghìn tỷ đồng, bằng 20,7%; chi trả nợ lãi 46,3 nghìn tỷ đồng, bằng 41,1%.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, bên cạnh những thuận lợi, Chính phủ đã nhận thấy rõ những thách thức đối với nền kinh tế hiện nay. Mặc dù chỉ số sản xuất ngành công nghiệp đạt cao nhưng ngành chế biến, chế tạo đang có xu hướng tăng chậm lại.
Nền kinh tế tuy có dấu hiệu khởi sắc nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2018 đã tăng 0,55% so với tháng trước – đây là mức tăng cao nhất trong 6 năm trở lại đây. Trong khi đó, mục tiêu Chính phủ đề ra là quyết liệt duy trì mức tăng CPI cả năm 2018 ở khoảng 3,74 – 3,92%, dưới mức Quốc hội cho phép (4%).
Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Tuy số doanh nghiệp thành lập mới tăng cao nhưng tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới 5 tháng đầu năm 2018 chỉ là 412,6 nghìn người, giảm 20,9% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động đã tăng 3,9%, đồng thời, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể cũng tăng 18,1%.
Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Tuy số doanh nghiệp thành lập mới tăng cao nhưng tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới 5 tháng đầu năm 2018 chỉ là 412,6 nghìn người, giảm 20,9% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động đã tăng 3,9%, đồng thời, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể cũng tăng 18,1%.
Bên cạnh đó, tình hình sản xuất nông nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn. Giá nhiều mặt hàng nông sản ở mức thấp, có mặt hàng vẫn phải “giải cứu”. Tình trạng giải ngân và thực hiện vốn đầu tư từ NSNN còn chậm. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN 5 tháng qua đạt 96,1 nghìn tỷ đồng, bằng 28,4% kế hoạch năm và tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Quỳnh Anh/Báo Kiểm toán số 23 ra ngày 07/6/2018