NEWS

Những quy định Người lao động cần biết để đảm bảo quyền lợi của mình.

1. Người sử dụng lao động (NSDLĐ) không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. NSDLĐ không được yêu cầu người lao động (NLĐ) thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền và tài sản. (Vấn đề này trong thực tế nhiều doanh nghiệp kinh doanh đa cấp bất chính vẫn áp dụng)

3. Một người có thể ký kết hợp đồng với nhiều người sử dụng lao động khác nhau miễn đảm bảo hoàn thành công việc theo thỏa thuận với các doanh nghiệp đó.

4. Khi hết hạn hợp đồng lao động, trong vòng 30 ngày hai bên PHẢI ký kết hợp đồng mới. Nếu không tiến hành ký kết thì:

– HĐLĐ xác định thời hạn trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn.

– HĐLĐ theo mùa vụ trở thành HĐLĐ xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

– Giữa 1 doanh nghiệp và 1 người lao động, chỉ được ký kết tối đa 02 HĐLĐ xác định thời hạn.

5. Thử việc:

– Thời hạn thử việc không quá 60 ngày đối với công việc yêu cầu trình độ từ Cao đẳng trở lên.

– Đối với các công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ thì thời hạn thử việc không quá 30 ngày.

– Đối với các công việc khác thì không quá 6 ngày.

– Lương thử việc bằng ít nhất 85% mức lương của công việc đó.

– Trong thời gian thử việc, hai bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước.

6. Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn, hoặc vì nhu cầu sản xuất kinh doanh… thì được điều chuyển lao động làm công việc khác so với HĐLĐ nhưng không quá 60 ngày/năm (trừ trường hợp NLĐ đồng ý), công việc điều chuyển phải phù hợp với sức khỏe, giới tính của NLĐ và phải báo trước cho NLĐ 03 ngày làm việc.

7. Được quyền tạm hoãn thực hiện HĐLĐ trong một số trường hợp:

– Thực hiện nghĩa vụ quân sự;

– Bị tạm giam, tạm giữ;

– Cai nghiện;

– Mang thai.

8. Được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì những lý do công việc và cá nhân.

– Đối với HĐLĐ xác định thời hạn: Phải báo trước 30 ngày;

– Đối với HĐLĐ không xác định thời hạn: Báo trước 45 ngày;

– Đối với HĐLĐ theo mùa vụ và một số trường hợp đặc biệt: Báo trước 03 ngày.

9. Được trả trợ cấp mất việc nếu doanh nghiệp tái cơ cấu, thay đổi, sáp nhập, chia tách… mà không thu xếp được việc làm cho NLĐ (đối với lao động làm việc từ 12 tháng trở lên).

1. Mức lương của NLĐ không được thấp hơn lương tối thiểu theo quy định của pháp luật.

2. Phải được trả lương đầy đủ, đúng hạn, nếu NSDLĐ chậm lương thì chậm không quá 01 tháng và phải trả thêm lãi suất trong 01 tháng đó.

3. Lương làm thêm giờ:

– Làm thêm vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

– Làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

– Làm thêm vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

– Làm thêm vào ban đêm, Người thì được trả thêm ít nhất bằng 30% và được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

4. Được quyền tạm ứng tiền lương.

1. Thời gian làm việc không quá 08 tiếng/ngày, không quá 48 tiếng/tuần. Đối với công việc nặng nhọc, độc hại thì thời gian làm việc không quá 6 tiếng/ngày. Trong khoảng thời gian này, người lao động có quyền nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút.

2. Thời gian làm việc ban đêm là khoảng thời gian từ 22h (10h tối) đến 6h sáng hôm sau. Trong thời gian làm việc ban đêm, người lao động có quyền được nghỉ ít nhất là 45 phút.

3. Tổng thời gian làm việc bình thường và thời gian làm đêm không được quá 12 tiếng/ngày, không quá 30 tiếng/tháng, không quá 200 tiếng/năm (trừ một số trường hợp đặc biệt).

4. Được nghỉ ít nhất 4 ngày/tháng, trong tuần làm việc phải được nghỉ ít nhất 24 tiếng liên tục.

5. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì có ngày nghỉ hưởng nguyên lương trong năm. Tùy theo công việc và mức độ của công việc mà số ngày nghỉ từ 12 – 16 ngày/năm. Làm việc không đủ 12 tháng thì có số ngày nghỉ tương ứng với số tháng làm việc. Thâm niên làm việc 05 năm thì có thêm 1 ngày phép.

6. Có 10 ngày nghỉ lễ, tết bao gồm:

– Tết Dương lịch;

– Tết âm lịch (5 ngày)

– Ngày chiến thắng (30/4)

– Ngày quốc tế lao động (1/5)

– Ngày Quốc khánh (2/9)

– Giổ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch)

7. Đối với người lao động nước ngoài còn được nghỉ thêm ngày tết cổ truyền dân tộc và ngày Quốc khánh của nước đó.

8. Nếu những ngày nghỉ lễ trong năm trùng với ngày nghỉ cuối tuần thì sẽ được nghỉ bù thêm một ngày kế tiếp.

9. Những ngày nghỉ việc riêng, hưởng nguyên lương bao gồm:

– Nghỉ kết hôn: 03 ngày

– Con kết hôn: Nghỉ 01 ngày.

– Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ, vợ/chồng, con chết: Nghỉ 03 ngày.

– Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn: Nghỉ 01 ngày.

10. Ngoài những ngày theo quy định, NLĐ và NSDLĐ có thể thỏa thuận để có những ngày nghỉ không hưởng lương khác.

Nguồn: Dân Luật

TIN TỨC LIÊN QUAN