NEWS

Sử dụng phân bón Văn Điển để tránh sâu bệnh hại mía

Nguyên nhân bùng phát sâu bệnh trên vùng mía

Mía là cây trồng chứa nhiều dưỡng chất rất hấp dẫn đối với sâu bọ và các loài vật gây hại khác. Viện nghiên cứu mía đường cho biết, ở nước ta hiện nay có trên 30 bệnh cây và trên 20 loài sâu bọ hại mía. Một trong các nguyên nhân quan trọng là do bà con bón phân thiếu cân đối, để tăng năng suất, cây mía dễ “bốc” nhanh, bà con làm dụng nhiều phân đạm, dẫn tới cây và lá vóng ngọn, lá tích bị bốc xanh, che cớm nhau dễ cho côn trùng nấm bệnh phát triển, cây lá tích nhiều nước, vỏ cây xốp, dễ bị sâu đục thân, rệp than, nấm xâm nhập.

Bà con nông dân các vùng trồng mía cho biết, phân bón chiếm tới gần 40% các yếu tố chi phí cho cây mía, phân bón góp phần điều chỉnh quá trình sinh trưởng, quá trình tích lũy đường và khả năng chống chịu (với gió bão, sâu bệnh…), nếu không biết thâm canh cây mía thì sẽ nhanh chóng làm cho đất nghèo kiệt vì cây mía phàm ăn và nếu bón phân có tính chất chua làm cho đất ngày càng chua thêm, đất chai cứng, thiếu hụt các chất vi lượng và sinh ra nhiều chất độc, chữ đường sẽ giảm. Do vậy, việc lựa chọn loại phân bón thích hợp, bón đúng kỹ thuật, đủ số lượng theo yêu cầu của cây và phù hợp với tính chất đất là rất cần thiết.

Giải pháp

Bón phân ĐYT CD như 5:10:6 (lót) và 14:4:14 (thúc) làm tăng khả năng chống đổ, có ảnh rõ rệt đến sự đẻ nhánh, vươn lóng, bộ rễ sinh trưởng khoẻ và ăn sâu tận dụng chất dinh dưỡng trong đất và làm cho mía cứng cây tăng khả năng chống đổ, tăng sức chống chịu với gió bão, chống chịu hạn úng cục bộ, chịu rét và nóng bộ lá đứng có màu xanh vàng sáng với phiến to dầy duy trì bền vững cho đến tận thu hoạch, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh.

Bón phân ĐYTCD cho mía còn đạt tỷ lệ lãi trên chi phí mua phân bón khá cao (10,4 và 6,4), cao hơn nhiều so với công thức bón phân khoáng khác, đồng thời tạo khả năng tiết kiệm chi phí sản xuất (phân bón và công bón phân, thuốc BVTVvà công phun thuốc, không phải bón thêm vôi bột vì 1 kg Lân nung chảy có khả năng cải tạo độ chua tương đương 0,5 kg vôi bột) nên tạo khả năng đầu tư nhiều hơn trong sản xuất mía để đạt thu nhập và lợi nhuận cao hơn.

Khuyến cáo các công thức phân bón Đa yếu tố chuyên dùng hiệu quả:

Các nhà kỹ thuật khuyến cáo, để đạt hiệu quả sản xuất mía đương cao cần sử dụng các loại phân ĐYTCD Văn Điển theo quy trình như sau:

Loại mía Loại phân ĐYT Văn Điển và lượng bón (kg/ha)

Bón lót Bón thúc đẻ nhánh Bón thúc vươn cao

Mía tơ 500 kg NPK 5.10.6 +15-20 tấn PHC 600 kg NPK 14.4.14 450 kg14.4.14 NPK

Mía gốc 800kg NPK 5.10.6 +15-20PHC 730 kg NPK 14.4.14 520 kg NPK 14.4.14 NPK

Cách bón hai loại phân trên là phải vùi sâu và lấp đất kín, không hòa nước để tưới. Phân không nên vùi trên mặt, phải vùi sâu và làm đất sâu cũng là yêu cầu đối với cây mía. Làm đất sâu để tăng khả năng chống hạn của mía ở những tháng ít mưa đặc biệt là đất đồi, tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, cây phát triển nhanh, chống đổ tốt. Tăng khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng nhất là các chất vi lượng, hạn chế khả năng giảm năng suất ở vụ mía gốc.

TIN TỨC LIÊN QUAN