NEWS

Tăng giá điện, không tác động nhiều đến tăng giá thành phẩm

Cụ thể, Công ty TNHH 1TV Apatit Việt Nam chi phí tăng lên khoảng hơn 7 tỷ đồng. Công ty TNHH 1TV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc tăng 17 tỷ đồng… Một số đơn vị cũng chịu tăng cao hơn như công ty TNHH 1TV Hóa chất cơ bản miền Nam, tăng thêm hơn 10tỷ đồng, Công ty TNHH 1TV Hơi kỹ nghệ que hàn tăng thêm 3,4 tỷ đồng, công ty TNHH 1TV DAP – VINACHEM tăng thêm 4,6 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tăng thêm gần 4,9 tỷ đồng.

 

Nói về việc tăng giá điện tác động làm tăng giá thành sản phẩm, ông Tường cho biết, các ngành hàng có mức tăng từ 0,03- 1,26%. Tăng nhẹ nhất ở ngành hàng chất giặt rửa (0,03%); phân lân nung chảy, ắc quy, săm lốp, phân NPK (từ 0,13 đến 1,19%). Các mặt hàng khác như phân lân tăng khoảng 0,25%, axit sunfuric tăng khoảng 0,5%. trong đó, tăng mạnh nhất ở nhóm sản phẩm xút khí công nghiệp và axit clohydric với mức tăng khoảng 1,26%. Với sản phẩm xút, giá bán trung bình không hơn 7,7 triệu đồng/tấn, tỷ lệ điện năng trên chi phí năng lượng chiếm khoảng 20%, khiến giá thành tăng khoảng 1,26%, lên 98.000đ/tấn sản phẩm. Bên cạnh đó là axit clohydric, giá bán khoảng 2,2 triệu đồng/tấn, tỷ lệ điện năng trên chi phí năng lượng chiếm khoảng 20%, tương đương với giá thành tăng khoảng 1,26%, tăng 28.000đ/tấn sản phẩm.

Như vậy, nếu chỉ tính riêng giá điện tăng 6,8%, thì việc tác động làm tăng giá thành là không đáng kể. Tuy nhiên, ông Tưởng cũng cho biết thêm, sắp tới đây, cùng với việc tăng giá điện sẽ kéo theo các mặt hàng khác là nguyên liệu và dịch vụ đầu vào cũng sẽ tăng theo, nên chưa thể chuẩn đoán được giá các mặt hàng của Vinachem sẽ tăng lên chính xác là bao nhiêu. Vấn đề điều chỉnh giá bán sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tiêu thụ, chính vì thế nên Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất cũng phải thật cân nhắc để đưa ra mức giá hợp lý nhất.

Giá phân bón sẽ lên

Tuy nhiên, việc giá điện tăng cũng góp phần làm tăng thêm gánh nặng  của các DN sản xuất phân bón, bởi từ đầu năm đến nay, các DN sản xuất phân bón phải đối mặt với hàng loạt các mặt hàng là nguyên liệu đầu vào tăng. Ông Quách Đình Diệu – Giám đốc Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao – cho biết, hiện các loài nguyên liệu đầu vào tử than, điện, xăng đầu, vận tải đều tăng cao, đặc biệt là giá lưu huỳnh. Hiện giá lưu huỳnh đã tăng gần 3 lần so với thời điểm cuối năm ngoái (từ 78USD/Tấn lên 220USD/Tấn) và có xu hướng tiếp tục tăng. Chính vì thế, để đảm bảo việc sản xuất kinh doanh, công ty sẽ tăng giá một số sản phẩm, nhưng không dám tăng nhiều. Trước mắt, chỉ tăng nhẹ, khoảng 100.000 đồng/tẩn sản phẩm. Cụ thể, lân tăng từ 2 triệu đồng/tấn lên 2,1 triệu/tấn, NPK tăng từ 3 triệu lên 3,1 triệu đồng/tấn. ông Nguyễn Tấn Đạt – Giám đốc Công ty Phân bón miền Nam – cũng cho hay: việc phân bón tăng giá là hoàn toàn hợp lý. Giá lưu huỳnh tăng, giá phân DAP cho sản xuất cũng tăng từ 5,9 triệu/tấn lên hơn 7,9 triệu/tấn. Chính vì thế, công ty cũng đang xem xét việc tăng giá bán, cụ thể lân sẽ tăng khoảng 10%, NPK phải tăng cao hơn, khoảng 15%. Nếu tới đây, giá các loại nguyên liệu đầu vào tăng nữa thì giá phân bón sẽ tiếp tục phải điều chỉnh, trong đó NPK có thể tăng 25%. Hiện tại, giá xuất khẩu NPK của công ty đã tăng 25%, trong khi giá bán trong nước từ năm ngoái cho tới hiện tại mới chỉ tăng 5%. Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cũng tương tự, theo ông Diệu, công ty vẫn còn “cầm cự, được với mức giá hiện tại vi nguyên liệu nhập dự trữ với giá thấp còn. Nếu tới đây, giá nguyên liệu đầu vào vẫn tiếp tục tăng cao thì việc tăng giá là không tránh khỏi, công ty sẽ phải điều chỉnh dần dần cho phù hợp.

(Báo Công Thương)

 

TIN TỨC LIÊN QUAN