GIỚI THIỆU CHUNG

Công ty Cổ phần Thiết kế Công nghiệp hóa chất (CECO) được thành lập từ năm 1967 là thành viên của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam. Với trên 55 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các dịch vụ Tư vấn Đầu tư xây dựng (Bao gồm cả Tư vấn các vấn đề pháp lý theo quy định Việt Nam); Đánh giá tác động môi trường, Thiết kế; Tổng thầu EPC; EPCm; PMC,… trên nhiều lĩnh vực công nghiệp: Hóa chất, Khí Công nghiệp, Phân Bón, Hóa dầu, Xăng dầu, Năng lượng & phụ trợ, Môi trường & Xử lý chất thải, Thực phẩm, Hóa dược, Công nghiệp tiêu dùng, Khai thác & chế biến khoáng sản , Năng lượng tái tạo, Cao su & các sản phẩm khác…

TIN TỨC NỔI BẬT

CECO cập nhật tin tức và các chia sẻ về ngành mang lại thông tin hữu ích dành cho độc giả

1. Bổ sung đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu 2023

Theo khoản 2 Điều 2 Luật Đấu thầu 2023 đã bổ sung đối tượng áp dụng là hoạt động lựa chọn nhà thầu để thực hiện:

– Các gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp và doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

– Gói thầu trang bị cơ sở vật chất – kỹ thuật, máy móc, thiết bị hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước.

2. Bổ sung hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu

Theo đó, so với Luật Đấu thầu 2013 thì Luật Đấu thầu 2023 đã bổ sung và quy định chi tiết hơn một số hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu như sau:

– Thông thầu bao gồm các hành vi sau đây:

+ Dàn xếp, thỏa thuận, ép buộc để một hoặc các bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu hoặc rút hồ sơ dự thầu để một bên trúng thầu;

+ Dàn xếp, thỏa thuận để từ chối cung cấp hàng hóa, dịch vụ, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc thực hiện các hình thức thỏa thuận khác nhằm hạn chế cạnh tranh để một bên trúng thầu;

+ Nhà thầu, nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm đã tham dự thầu và đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng cố ý không cung cấp tài liệu để chứng minh năng lực, kinh nghiệm khi được bên mời thầu yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu hoặc khi được yêu cầu đối chiếu tài liệu nhằm tạo điều kiện để một bên trúng thầu.

Thông thầu, bao gồm các hành vi sau đây:

– Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu;

– Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu;

– Thỏa thuận về việc từ chối cung cấp hàng hóa, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác cho các bên không tham gia thỏa thuận.

(Theo khoản 3 Điều 89 Luật Đấu thầu 2013)

– Cản trở bao gồm các hành vi sau đây:

+ Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; đe dọa hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán;

+ Cản trở người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu, nhà đầu tư trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

+ Cản trở cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đối với hoạt động đấu thầu;

+ Cố tình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị sai sự thật để cản trở hoạt động đấu thầu;

+ Có hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, an ninh mạng nhằm can thiệp, cản trở việc đấu thầu qua mạng.

Cản trở, bao gồm các hành vi sau đây:

– Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; đe dọa, quấy rối hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng đối với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán;

– Các hành vi cản trở đối với nhà thầu, nhà đầu tư, cơ quan có thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.

(Theo khoản 5 Điều 89 Luật Đấu thầu 2013)

3. Quy định mới về các trường hợp hủy thầu 

Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Luật Đấu thầu 2023 quy định về các trường hợp hủy thầu như sau:

– Các trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà thầu bao gồm:

+ Tất cả hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

+ Thay đổi về mục tiêu, phạm vi đầu tư trong quyết định đầu tư đã được phê duyệt làm thay đổi khối lượng công việc, tiêu chuẩn đánh giá đã ghi trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

+ Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của Luật Đấu thầu 2023, quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu;

+ Nhà thầu trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 Luật Đấu thầu 2023;

+ Tổ chức, cá nhân khác ngoài nhà thầu trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.

– Các trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:

+ Tất cả hồ sơ dự thầu không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

+ Thay đổi mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn đầu tư, thời hạn thực hiện dự án đầu tư kinh doanh vì lý do bất khả kháng, làm thay đổi tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu đã phát hành;

+ Hồ sơ mời thầu có một hoặc một số nội dung không tuân thủ quy định của luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc nhà đầu tư được lựa chọn không còn đáp ứng yêu cầu để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh;

+ Nhà đầu tư trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 Luật Đấu thầu 2023;

+ Tổ chức, cá nhân khác ngoài nhà đầu tư trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

Theo Điều 17 Luật Đấu thầu 2013 quy định về các trường hợp hủy thầu như sau:

– Tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

– Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

– Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu, dự án.

– Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

4. Bổ sung một số gói thầu áp dụng chỉ định thầu

Theo đó, tại Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 đã luật hóa một số trường hợp lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt đã được quy định tại Quyết định 17/2019/QĐ-TTg với các gói thầu như sau:

– Gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, viện trợ trong trường hợp phải giao hàng ngay.

– Gói thầu thuê kho lưu giữ hàng tạm giữ, gói thầu thuê vận chuyển, bốc xếp hàng tạm giữ tại các cảng biển, địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung trong trường hợp chỉ có duy nhất một đơn vị cung cấp dịch vụ trong cảng.

– Gói thầu nhập khẩu vũ khí thể thao phục vụ các câu lạc bộ, trường, trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao tập luyện, thi đấu hằng năm.

5. Bổ sung gói thầu áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh

Theo Điều 24 Luật Đấu thầu 2023 quy định về chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(1) Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

(2) Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;

(3) Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt;

(4) Gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp, trong đó nội dung xây lắp đáp ứng quy định tại (3) mục này.

Theo khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu 2013 thì chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

– Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;

– Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

Như vậy, tại Luật Đấu thầu 2023 đã bổ sung gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp áp dụng hình chức chào hàng cạnh tranh.

6. Bổ sung quy định về giá gói thầu 

Theo khoản 2 Điều 39 Luật Đấu thầu 2023 quy định về giá gói thầu:

– Giá gói thầu là giá trị của gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Giá gói thầu bao gồm toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết;

– Đối với gói thầu chia phần thì ghi rõ giá gói thầu và giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu;

– Đối với gói thầu áp dụng tùy chọn mua thêm quy định tại khoản 8 Điều 39 Luật Đấu thầu 2023, giá gói thầu không bao gồm giá trị của tùy chọn mua thêm.

Chính phủ quy định chi tiết về nội dung giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Theo khoản 2 Điều 35 Luật Đấu thầu 2013 quy định về giá gói thầu:

– Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án; dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết;

– Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin về giá trung bình theo thống kê của các dự án đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư; sơ bộ tổng mức đầu tư;

– Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.

Như vậy, tại Luật Đấu thầu 2023 đã bổ sung quy định về việc Chính phủ quy định chi tiết về nội dung giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

7. Điểm mới về lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế

Quy định về lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế theo Điều 55 Luật Đấu thầu 2023 như sau:

– Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể lựa chọn nhà thầu cung cấp hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế theo một trong các cách thức sau đây:

+ Lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu cung cấp hóa chất, vật tư xét nghiệm và nhà thầu trúng thầu chịu trách nhiệm cung cấp thiết bị y tế để sử dụng hóa chất, vật tư xét nghiệm đó theo yêu cầu của chủ đầu tư; nhà thầu không chuyển giao quyền sở hữu, chỉ chuyển giao quyền sử dụng thiết bị y tế cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

+ Lựa chọn nhà thầu theo số lượng dịch vụ kỹ thuật:

++ Nhà thầu cung cấp cho chủ đầu tư hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện thay thế và các dịch vụ liên quan để vận hành thiết bị y tế theo số lượng dịch vụ kỹ thuật mà chủ đầu tư, bên mời thầu yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, không cung cấp nhân công vận hành thiết bị y tế.

++ Nhà thầu chỉ chuyển giao quyền sử dụng, không chuyển giao quyền sở hữu thiết bị y tế cho chủ đầu tư. Giá gói thầu và giá dự thầu được xác định trên cơ sở số lượng dịch vụ kỹ thuật dự kiến. Thời gian thực hiện hợp đồng không quá 05 năm;

+ Lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu cung cấp thiết bị y tế, hóa chất, vật tư xét nghiệm: Nhà thầu chuyển giao quyền sở hữu thiết bị y tế và hóa chất, vật tư xét nghiệm cho chủ đầu tư kể từ khi hợp đồng giữa các bên có hiệu lực;

+ Lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị y tế theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

+ Lựa chọn nhà thầu cung cấp hóa chất, vật tư xét nghiệm để vận hành thiết bị y tế đã có;

+ Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

– Đối với việc mua thuốc không thuộc danh mục thuốc do quỹ bảo hiểm y tế chi trả, mua vắc xin để tiêm chủng theo hình thức dịch vụ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở y tế tự quyết định việc mua sắm trên cơ sở bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình.

– Trường hợp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân không chọn áp dụng quy định của Luật Đấu thầu 2023 đối với mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó chỉ được thanh toán từ nguồn quỹ bảo hiểm y tế theo đúng giá mặt hàng thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế theo đơn giá đã trúng thầu của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập tuyến tỉnh, tuyến trung ương hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng cấp chuyên môn kỹ thuật trên cùng địa bàn;

Nếu không có giá trúng thầu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập tuyến tỉnh, tuyến trung ương hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng cấp chuyên môn kỹ thuật trên cùng địa bàn thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Quy định về lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, vật tư y tế theo Điều 48 Luật Đấu thầu 2013 như sau:

– Hình thức, phương thức, kế hoạch, quy trình lựa chọn nhà thầu và phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đối với lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, vật tư y tế được thực hiện theo quy định tại các chương II, III và IV Luật Đấu thầu 2013.

– Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc còn được thực hiện theo hình thức đàm phán giá. Hình thức đàm phán giá được áp dụng đối với gói thầu mua thuốc chỉ có từ một đến hai nhà sản xuất; thuốc biệt dược gốc, thuốc hiếm, thuốc trong thời gian còn bản quyền và các trường hợp đặc thù khác.

– Nhà thầu được xem xét đề nghị trúng thầu cung cấp từng mặt hàng thuốc khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

+ Các điều kiện quy định tại các điểm a, b, d, đ và e khoản 1 Điều 43 Luật Đấu thầu 2013;

+ Có đề xuất về kỹ thuật được đánh giá đáp ứng yêu cầu về chất lượng, cung cấp, bảo quản và thời hạn sử dụng thuốc.

8. Quy định cụ thể về ưu đãi trong mua thuốc 

Theo Điều 56 Luật Đấu thầu 2023 quy định về ưu đãi trong mua thuốc như sau:

– Việc ưu đãi trong mua thuốc thực hiện theo quy định tại Điều 10 Luật Đấu thầu 2023 và quy định sau đây:

+ Đối với thuốc có ít nhất 03 hãng trong nước sản xuất đáp ứng về tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và về chất lượng, giá thì chủ đầu tư quyết định việc yêu cầu nhà thầu chào thuốc xuất xứ trong nước đối với mặt hàng này.

+ Đối với thuốc được Bộ Y tế công bố có ít nhất 03 hãng trong nước sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương EU-GMP và đáp ứng tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và về chất lượng, giá, khả năng cung cấp thì trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định nhà thầu chỉ chào thầu thuốc xuất xứ trong nước.

– Bộ Y tế có trách nhiệm công bố danh mục thuốc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 56 Luật Đấu thầu 2023.

Quy định về ưu đãi trong mua thuốc theo Điều 50 Luật Đấu thầu 2013 như sau:

Việc ưu đãi trong mua thuốc được thực hiện theo quy định tại Điều 14 Luật Đấu thầu 2013. Đối với thuốc sản xuất trong nước được Bộ Y tế công bố đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp thì trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định nhà thầu không được chào thuốc nhập khẩu.

9. Quy định mới về thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu

Quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu theo Điều 86 Luật Đấu thầu 2023 như sau:

– Thanh tra hoạt động đấu thầu:

+ Thanh tra hoạt động đấu thầu được tiến hành đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu quy định tại Luật Đấu thầu 2023;

+ Tổ chức và hoạt động của thanh tra về đấu thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

– Kiểm tra hoạt động đấu thầu:

+ Kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra;

+ Kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện đối với một hoặc các hoạt động sau: việc ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác đấu thầu; việc trình, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; công tác chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; việc quản lý và thực hiện hợp đồng; các hoạt động khác liên quan đến hoạt động đấu thầu;

+ Kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo phương thức kiểm tra trực tiếp hoặc qua báo cáo bằng văn bản;

+ Trình tự, thủ tục kiểm tra: chuẩn bị kiểm tra; tổ chức kiểm tra; kết luận kiểm tra; theo dõi thực hiện kết luận kiểm tra.

– Giám sát hoạt động đấu thầu:

+ Người có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu thực hiện công tác giám sát hoạt động đấu thầu của chủ đầu tư, bên mời thầu nhằm bảo đảm quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư tuân thủ quy định của Luật Đấu thầu 2023 và pháp luật có liên quan;

+ Hoạt động đấu thầu được giám sát bởi cộng đồng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức việc giám sát hoạt động đấu thầu của cộng đồng;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu thuộc Bộ, ngành, địa phương thực hiện việc giám sát thường xuyên hoạt động đấu thầu đối với các gói thầu thuộc dự án, dự án đầu tư kinh doanh, dự toán mua sắm trên địa bàn, lĩnh vực quản lý;

+ Người có thẩm quyền thực hiện việc giám sát hoạt động đấu thầu đối với các dự án, dự án đầu tư kinh doanh, dự toán mua sắm thuộc phạm vi quản lý;

+ Giám sát hoạt động đấu thầu được thực hiện đối với một hoặc các nội dung sau: hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; quy trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

+ Trình tự, thủ tục giám sát hoạt động đấu thầu của người có thẩm quyền: chuẩn bị giám sát; thực hiện giám sát; báo cáo kết quả giám sát.

Theo Điều 87 Luật Đấu thầu 2013 quy định về thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động đấu thầu như sau:

– Thanh tra hoạt động đấu thầu:

+ Thanh tra hoạt động đấu thầu được tiến hành đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu quy định tại Luật Đấu thầu 2013;

+ Thanh tra hoạt động đấu thầu là thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đấu thầu. Tổ chức và hoạt động của thanh tra về đấu thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

– Kiểm tra hoạt động đấu thầu:

+ Kiểm tra hoạt động đấu thầu bao gồm: kiểm tra việc ban hành văn bản hướng dẫn về đấu thầu của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp; kiểm tra đào tạo về đấu thầu; kiểm tra việc lập và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; kiểm tra việc tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; ký kết hợp đồng và các hoạt động khác liên quan đến đấu thầu;

+ Kiểm tra về đấu thầu được tiến hành thường xuyên hoặc đột xuất theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.

– Giám sát hoạt động đấu thầu:

Việc giám sát hoạt động đấu thầu là công việc thường xuyên của người có thẩm quyền nhằm bảo đảm quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư tuân thủ theo quy định của Luật Đấu thầu 2013.

Xem thêm Luật Đấu thầu 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 thay thế Luật Đấu thầu 2013.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Với lợi thế có nguồn tài nguyên biển kết hợp nắng và gió, Việt Nam có thể trở thành trung tâm sản xuất hydrogen xanh ở châu Á.

  • Bà Huỳnh Thị Kim Quyên – chủ tịch kiêm tổng giám đốc
  • Công ty cổ phần Tập đoàn The Green Solutions

Đó là nhận định được bà Huỳnh Thị Kim Quyên – tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn The Green Solutions – đưa ra tại hội nghị triển khai Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, do Bộ Công Thương tổ chức sáng 22-2.

Nhiều tiềm năng cho năng lượng xanh

Là chủ đầu tư dự án hydrogen xanh đầu tiên tại Trà Vinh, bà Quyên cho rằng Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260km, cũng như nhiều lợi thế trong phát triển năng lượng tái tạo nên có nắng, gió và kết hợp nước biển – vốn là những nguyên liệu chính trong sản xuất hydrogen xanh bền vững.

“Đây là cơ hội lớn của Việt Nam mà không phải nhiều nước trên thế giới có đủ điều kiện này. Ta có cả nắng, gió và nước biển, là nguồn nguyên liệu vô tận, tạo nên nhiên liệu mới cho nhân loại. Tuy nhiên, để chuyển cơ hội thành hiện thực cần sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ và bộ ngành đưa ra tiêu chuẩn và chính sách phát triển, ủng hộ hydrogen xanh” – bà Quyên nói.

Chia sẻ về dự án đang triển khai tại Trà Vinh có quy mô 1,4 tỉ USD, bà Quyên cho hay trước khi khởi động dự án, tập đoàn đã có 2 năm nghiên cứu hydrogen xanh, tham khảo nhiều công nghệ trên thế giới và lựa chọn công nghệ phổ biến nhất thế giới là điện phân kiềm.

Tuy nhiên, thách thức lớn đặt ra, theo bà, đó là việc hoàn thiện cơ chế chính sách, tiêu chuẩn, đầu tư nguồn nhân lực và công nghệ cao. Thêm nữa, sản xuất hydrogen xanh có giá thành cao, nên cần sự đồng hành của chính sách để giảm giá thành, từ đó lan tỏa, chuyển thành công nghệ bền vững.

Ngoài ra, CEO của The Green Solutions cũng cho biết tiềm năng lớn trong sản xuất hydrogen xanh là bán tín chỉ carbon thông qua sản phẩm amoniac xanh. Đây sẽ là cơ hội vàng cho Việt Nam trong bối cảnh thị trường mua bán tín chỉ carbon phát triển trong thời gian tới. Do đó, đến nay dự án hydrogen xanh ở Trà Vinh đã nhận được nguồn vốn tài chính xanh của các tổ chức tài chính và ngân hàng quốc tế.

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy hydrogen xanh

“Nếu Việt Nam xây dựng và tiến hành triển khai thành công ngành công nghiệp hydro xanh ở Việt Nam dựa trên cơ hội, nền tảng mà ta có được, thì từ nền kinh tế nông nghiệp sẽ chuyển sang công nghiệp xanh, bỏ qua giai đoạn phát triển công nghiệp nặng” – bà Quyên nói.

Theo kế hoạch, dự án đã triển khai hạng mục xây dựng cơ bản và đã được cấp phép. Hiện các bước kỹ thuật và chuyên môn đang triển khai gấp rút để quý 3-2024 triển khai chính thức. Dự kiến, năm 2026 sẽ hoàn thành xây dựng và đầu năm 2027 có sản phẩm đầu tiên.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đã được Thủ tướng phê duyệt tại quyết định số 165 ngày 7-2-2024, mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng Việt Nam theo hướng xanh, sạch và bền vững.

Theo đó, mục tiêu là phát triển hệ sinh thái năng lượng hydrogen của Việt Nam dựa trên năng lượng tái tạo, bao gồm sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, phân phối, sử dụng trong nước và xuất khẩu với hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đóng góp cho mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Chiến lược đưa ra các giải pháp như đa dạng hóa nguồn vốn, hình thức đầu tư, thu hút danh nghiệp ngoài nhà nước, đối tác quốc tế. Tăng cường đầu tư về khoa học công nghệ, nguồn nhân lực; áp dụng các công cụ thị trường thúc đẩy tăng trưởng xanh, kinh tế các bon thấp, kinh tế tuần hoàn.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết để triển khai có hiệu quả chiến lược và phát triển các dự án, bộ sẽ khẩn trương tham mưu xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện các mục tiêu, giải pháp, bảo đảm thống nhất, đồng bộ.

Đồng thời tập trung sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các quy định, cơ chế chính sách liên quan, góp phần hoàn thiện khung chính sách, pháp luật về lĩnh vực năng lượng hydrogen. Gắn với việc theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các dự án năng lượng hydrogen, giải quyết các khó khăn, vướng mắc kịp thời.

Nguồn tin : Báo Tuổi trẻ.

Đề án Hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 18-12-2017 (sau đây gọi tắt là Đề án 2038), theo đó, trong phạm vi hoạt động xây dựng tại Việt Nam, các nhà đầu tư, nhà tư vấn và đơn vị thi công, xây lắp đang vận dụng Hệ thống định mức, giá xây dựng với khoảng trên 30.000 định mức do các cơ quan có thẩm quyền công bố trong đó, có một số tồn tại, bất cập, theo hướng hạn chế được tình trạng áp dụng sai hoặc lợi dụng làm tăng chi phí đầu tư xây dựng (ĐTXD), gây thất thoát, lãng phí.

Đến nay, hoạt động xây dựng công trình công nghiệp hóa chất đối với các các dự án đầu tư công, dự án sử dụng vốn Nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP, dự án sử dụng vốn khác chưa có các định mức riêng phù hợp với đặc thù, gây nhiều bất cập, khó khăn cho các nhà đầu tư và nhà thầu có liên quan khi lập dự án và triển khai và kiểm toán, thanh tra.

Việc ban hành, các phương pháp xây dựng định mức, giá xây dựng theo hướng đảm bảo nguyên tắc tính đúng, tính đủ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý, phù hợp với thị trường là vấn đề đã được Bộ Công Thương và Cục Hóa chất đặt ra, báo cáo Lãnh đạo Bộ ngay trong quá trình rà soát, xây dựng Đề án 2038, hiện nay, đã cơ bản xác định với khoảng trên 60 nhóm công việc cần xây dựng định mức và còn nhiều khó khăn hạn chế về kinh nghiệm và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ xây dựng định mức, đơn giá xây dựng.

Với vai trò là cơ quan quản lý, thực hiện Đề án 2038 để góp phần hình thành Hệ thống cơ sở dữ liệu về định mức và giá xây dựng sử dụng chung, thống nhất quản lý, vận hành và kiểm soát toàn diện hệ thống trên phạm vi toàn quốc, nhằm phục vụ quản lý, số hóa của ngành, tạo thuận lợi cho các chủ thể trong xác định và quản lý chi phí ĐTXD, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, giúp tiết kiệm nguồn lực, công khai minh bạch thông tin, góp phần chống thất thoát, lãng phí trong ĐTXD.

Thực hiện yêu cầu của Bộ Công Thương, ngày 22 tháng 12 năm 2023 tại trụ sở Công ty Cổ phần Thiết kế Công nghiệp Hóa chất (Hà Nội), Cục Hóa chất, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo “Thực trạng Định mức và giá xây dựng công trình công nghiệp hóa chất (lần 1)”. Đến dự Hội thảo là các đại biểu đại diện từ các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp đầu tư, tổ chức tư vấn và doanh nghiệp thi công công trình công nghiệp nói chung và công trình công nghiệp hóa chất nói riêng.

Đại diện Lãnh đạo Cục Hóa chất, Ông Phạm Huy Nam Sơn, Phó Cục trưởng Cục Hóa chất  – Bộ Công Thương, đơn vị chủ trì tổ chức phát biểu khai mạc

Tại Hội thảo, 4 tham luận và 7 phát biểu của Vụ Kế hoạch – Tài chính, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), Hội Hóa học Việt Nam, Hiệp hội tư vấn xây dựng Việt Nam, Công ty CP Ceco Hà Nội, Công ty CP Supe và Hóa chất Lâm Thao, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam (Vincons), Công ty CP Thiết kế và công nghiệp hóa chất (CECO)… được đại diện lãnh đạo, cán bộ chuyên môn trình bày và nhiều ý kiến phát biểu cơ bản thống nhất về sự cần thiết phải cập nhật Hệ thống định mức và giá xây dựng nói chung, sự cần thiết phải xây dựng Hệ thống định mức và giá xây dựng chuyên ngành hóa chất, bất cập trong các hoạt động tư vấn, thi công xây dựng, khó khăn trong việc đề xuất, xây dựng các hoạt động định mức,… và các nguyên nhân khách quan, chủ quan có liên quan.

Ông Văn Đức Thắng – Phó Tổng Giám đốc Công ty phát biểu tham luận

CECO tham dự Hội thảo đóng góp tham luận với nội dung “Những vấn đề vướng mắc trong việc triển khai các hoạt động xây dựng công trình công nghiệp hóa chất có liên quan đến Định mức và giá xây dựng” do ông Văn Đức Thắng – Phó Tổng Giám đốc trình bày. Do những bất cập cũng như những tồn tại nêu trên nên việc xây dựng định mức và giá xây dựng trong lĩnh vực xây dựng ngành công nghiệp hóa chất là rất cần thiết nhằm mục tiêu:

1- Tạo công cụ giúp cho việc quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình công nghiệp hóa chất một cách có hiệu quả;

2- Giúp nhà đầu tư có cơ sở xác định và phê duyệt định mức và giá xây dựng phù hợp  đối với các công trình công nghiệp hóa chất;

3- Đảm bảo công bằng lợi ích cho các nhà đầu tư và nhà thầu;

4- Đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tạo sự minh bạch trên thị trường xây dựng, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng.

Việc xây dựng định mức và giá xây dựng cho công trình công nghiệp hóa chất rất phức tạp do nhiều lĩnh vực (phân bón, hóa chất cơ bản, hóa dược, cao su…) nên cần gắn với thực tiễn thông qua các doanh nghiệp khi có các dự án đầu tư xây dựng để có cơ sở tính toán, xác định thành phần công việc, định mức hao phí…Đề nghị Cục Hóa Chất – Bộ Công Thương chủ trì để các bên cùng phối hợp thực hiện xây dựng định mức và giá xây dựng trong ngành công nghiệp hóa chất.

Sau hơn 3 giờ làm việc nghiêm túc, khẩn trương, Ban Tổ chức đánh giá Hội thảo đã thành công và đạt được một số kết quả quan trọng, hoàn thành nội dung chương trình đã đề ra. Kết thúc Hội thảo, thay mặt Cục Hóa chất và Ban Tổ chức, Ông Phạm Huy Nam Sơn đã cảm ơn cũng như sẽ tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đơn vị, cá nhân tham gia và hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các đơn vị, tổ chức trong thời gian tới để từng bước nhận diện, xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng đối với ngành công nghiệp hóa chất.

Một số hình ảnh tại buổi Hội thảo

Nguồn: Bộ phận Quản lý thông tin.

LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

CÁC DỰ ÁN TIÊU BIỂU

Giá trị cốt lõi của CECO là Lòng tin và Tri thức. Đặc trưng văn hoá và con người CECO là Trách nhiệm, Hợp tác, Hiếu học.

CHỨNG CHỈ VÀ CHỨNG NHẬN

CECO đã và đang thực hiện nhiều dự án được các Chủ đầu tư đánh giá cao
Các công trình phát huy hiệu quả được Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tập đoàn Hoá chất Việt Nam tặng bằng khen, huân, huy chương.

KHÁCH HÀNG VÀ ĐỐI TÁC

Công ty Cổ phần Thiết kế Công nghiệp Hoá chất mở rộng quan hệ với các bạn hàng quốc tế như:
TECHNIP (Pháp), Unilever (Anh), Tập đoàn M+W (Đức), Snamprogetti (Ý), Fluor Daniel (Mỹ), Hyundai (Hàn Quốc), Mitsui Toatsu (Nhật), TODA (Nhật), JGC (Nhật), TOMEN (Nhật), INOUE (Nhật), AJINOMOTO (Nhật), TTCL (Thái Lan), Công ty Ching Fong (Đài Loan), các công ty thiết kế công nghiệp Quảng Châu, Vân Nam, Nam Ninh, Vũ Hán, Bắc Kinh (Trung Quốc)… để trao đổi thông tin và hợp tác thực hiện các công việc về tư vấn thiết kế một số công trình tại Việt Nam.

0
TỈNH THÀNH
0
DỰ ÁN ĐÃ LÀM